14 tỉnh thành thí điểm mô hình nhà xã hội

(ANTĐ) - Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay hình thức chăm sóc thay thế chủ yếu được áp dụng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam là chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội (BTXH).

14 tỉnh thành thí điểm mô hình nhà xã hội

(ANTĐ) - Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay hình thức chăm sóc thay thế chủ yếu được áp dụng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam là chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội (BTXH).

Cả nước có khoảng 20 nghìn trong tổng số 138 nghìn trẻ em mồ côi đang được chăm sóc tại đây và trong tổng số hơn 400 trung tâm BTXH thì có khoảng 30% là do Nhà nước quản lý.

Trong những năm gần đây, để phù hợp với xu hướng quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, giảm dần việc chăm sóc trong các trung tâm bảo trợ xã hội. Đó là việc thực hiện thí điểm mô hình nhà xã hội.

Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2005-2009, đã có 14 tỉnh, thành được triển khai thực hiện thí điểm mô hình này. Kinh phí hỗ trợ bình quân cho một nhà xã hội là từ 200 đến 300 triệu đồng, phần còn lại được huy động từ nguồn ngân sách của địa phương, vận động của các ban, ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân và hiện  nay hầu hết các nhà xã hội đã đi vào hoạt động.

Hồng Quân