- Ngân hàng lo ngay ngáy vì áp lực nợ xấu và trích lập dự phòng trong tương lai
- Ngân hàng Nhà nước sẽ công khai kết quả giảm lãi suất của từng ngân hàng mỗi tháng
- Sẽ giám sát chặt việc giảm lãi suất của các ngân hàng, đảm bảo thực chất
Kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng
So với Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN), thì Thông tư 14/2021/TT-NHNN có một số sửa đổi quan trọng.
Thứ nhất, Thông tư cho phép tổ chức tín dụng (TCTD) tái cơ cấu với dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính (Thông tư 03 chỉ cho phép cơ cấu nợ với dư nợ phát sinh trước 10/6/2020). Như vậy, Thông tư mới đã mở rộng đối tượng được cơ cấu nợ tới cả các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đợt 4 mà Thông tư 03 chưa bao phủ tới.
Thứ hai, Thông tư 14 kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến 30/06/2022 (Thông tư 03 là kéo dài đến 31/12/2021).
Cùng với cơ cấu nợ, Thông tư 14 cũng cho phép tổ chức tín dụng miễn giảm phí cho khách hàng đến 30/6/2022.
Trước đó, lý giải việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ, NHNN cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine trên quy mô toàn quốc, phấn đấu đạt 70-75% người dân được tiêm vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Cùng với đó, Chính phủ đặt mục tiêu TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 01/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.
Căn cứ vào kế hoạch tiêm chủng và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh nêu trên, NHNN cho rằng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 là phù hợp. Theo đó, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có thêm khoảng thời gian 06 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ được kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến 30/6/2022 |
Cho phép khách hàng vùng phong tỏa được tạm hoãn trả nợ
Một bổ sung quan trọng tại Thông tư 14 là NHNN cho phép TCTD được cơ cấu nợ cho cả số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021.
Như vậy, quy định trên cho phép TCTD cơ cấu nợ cho cho cả khách hàng có khả năng trả nợ nhưng lại không thể đến ngân hàng trả nợ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Việc bổ sung quy định này, theo các TCTD là rất cần thiết. Việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh, cuộc sống của người dân, doanh nghiệp; làm sụt giảm doanh thu, thu nhập, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các số dư nợ đến hạn trong khoảng thời gian từ ngày 17/7/2021 đến nay (số dư nợ này không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư 01 và Thông tư 03 để được TCTD, chi nhánh ngân hàng nhà nước thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên dẫn đến số dư nợ này bị TCTD, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chuyển thành nợ quá hạn).
Ngoài ra, trong thực tế có nhiều trường hợp khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không thể ký được giấy đề nghị cơ cấu và (hoặc) không thể nộp tiền thanh toán nợ do đang bị cách ly (theo diện F1, F2) hoặc không được di chuyển ra khỏi địa phương theo quy định của pháp luật do không phải là nhu cầu thiết yếu, cấp bách hoặc thậm chí khách hàng đang điều trị bệnh ở bệnh viện.