Ngân hàng “thủ thế”, doanh nghiệp lao đao

Ngân hàng “thủ thế”, doanh nghiệp lao đao

ANTĐ - Hôm qua, 24-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2011; việc triển khai thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2012.

Giảm lãi suất, ổn định chính sách tiền tệ

Giảm lãi suất, ổn định chính sách tiền tệ

ANTĐ - Làm thế nào để nền kinh tế phát triển ổn định và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế ra sao trong tình hình hiện tại… là những vấn đề “nóng” được đông đảo cử tri quan tâm. Ông Trần Hoàng Ngân (ĐB TP Hồ Chí Minh) đã chia sẻ những vấn đề cần quan tâm nêu trên với báo giới, trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XIII.

Hỗ trợ về thuế, đất đai

Hỗ trợ về thuế, đất đai

ANTĐ - Ngày 10-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Theo đó, rất nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, đất đai được tung ra nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua tình hình khó khăn hiện nay.
Phải chấp nhận thắt chặt

Phải chấp nhận thắt chặt

ANTĐ - Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước hạ các loại lãi suất điều hành 1%, trong khi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức cao tới 16,44%, một số chuyên gia kinh tế đã phân tích, đánh giá: Đây có phải là thời điểm thích hợp để giảm “liều lượng” chống suy thoái hay tiếp tục duy trì các giải pháp chống lạm phát và tái cơ cấu 3 lĩnh vực then chốt của nền kinh tế?

“Lái” tiền tệ theo thị trường

“Lái” tiền tệ theo thị trường

ANTĐ - Đón nhận công bố của Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất tiền gửi thêm 1%, dư luận có những luồng ý kiến khác nhau. Trong bối cảnh tăng giá xăng dầu, giá điện khó đứng yên, việc giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kiềm chế lạm phát. Liệu lãi suất tiền vay sẽ giữ ở mức 14,5-16%/năm được bao lâu?

Trần lãi suất phát huy hiệu quả

Trần lãi suất phát huy hiệu quả

ANTĐ - Chiều 12-3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Nguyễn Văn Bình đã có cuộc trao đổi xung quanh quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống mức 13%.

Lại ám ảnh lạm phát

Lại ám ảnh lạm phát

ANTĐ - Trong hai tháng đầu năm nay, lạm phát đang có xu hướng quay trở lại, lãi suất cho vay còn ở mức cao gây khó khăn cho cả sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định như vậy khi đưa ra con số chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 2,38% so với tháng 12-2011 và tăng 16,44% so với tháng 2-2011, bình quân hai tháng đầu năm tăng 16,85% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt theo báo cáo của Hà Nội và TP.HCM, số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ. Trong khi đó, hai nhóm hàng tăng cao nhất là thực phẩm và nhà ở, vật liệu xây dựng.

Kinh nghiệm và bản lĩnh

Kinh nghiệm và bản lĩnh

ANTĐ - Diễn biến của thị trường, giá cả trong tháng 1 và quý I-2012 sẽ như thế nào? Giới chuyên gia dự báo lạm phát vẫn có khả năng tăng trở lại, trong khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá căng thẳng vào giai đoạn Tết Nguyên đán khiến lãi suất chưa thể giảm ngay. Thời tiết rét đậm, rét hại ở phía Bắc và Trung bộ, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng dịp tết cộng với việc điều chỉnh tăng giá điện, nước sẽ đẩy chỉ số giá cả ở hầu hết các nhóm hàng tăng mạnh, nhất là lương thực, thực phẩm, đồ uống, điện - nước và dịch vụ. Như vậy, lạm phát trong 2 tháng đầu năm có thể tăng xoay quanh mức 2,5 - 3%.
Câu hỏi lớn 2012

Câu hỏi lớn 2012

ANTĐ - Một câu hỏi lớn cho việc điều hành nền kinh tế năm 2012 đã được đặt ra với Chính phủ: “Làm thế nào để vừa kiềm chế được lạm phát khoảng 9%, vừa đạt được mức tăng trưởng GDP từ 6-6,5%?”. Đó là mục tiêu đề ra để đảm bảo “sức khỏe” của nền kinh tế nhưng cũng là mức khó đạt được, bởi vì GDP năm 2011 dù chỉ đạt 5,9% song phải nhờ sự “tiếp sức” rất đáng kể của gói kích cầu từ năm 2010. Trong năm 2012 không còn trông chờ vào “gói to hay gói nhỏ” nào nữa, trong khi tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước được dự báo sẽ khó khăn hơn cả năm 2011.
Quyết liệt  đưa lạm phát xuống 9%

Quyết liệt đưa lạm phát xuống 9%

ANTĐ - Hôm nay, 22-12, Chính phủ đã họp với các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012.
Cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt

Cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt

(ANTĐ) - Đây là khuyến cáo vừa được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra tại Báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trước những khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, IMF cho rằng, để duy trì tăng trưởng đã có trong nửa đầu 2011, Việt Nam cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt tới khi kỳ vọng lạm phát ổn định.
Phía trước còn khó khăn

Phía trước còn khó khăn

ANTĐ - Kiên quyết cắt giảm đầu tư công, quyết liệt thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, giảm nhập siêu. Các tập đoàn tổng công ty lớn của Nhà nước thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành, dứt khoát không được tham gia hoạt động ngân hàng, công ty tài chính, công ty kinh doanh chứng khoán. Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 9 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, bàn về nguyên nhân lạm phát và các giải pháp ứng phó.
Quản lý kinh doanh xăng dầu: Phải công khai, minh bạch

Quản lý kinh doanh xăng dầu: Phải công khai, minh bạch

ANTĐ - Chiều 26-9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ cho biết, tại phiên họp Chính phủ tháng 9-2011, Thủ tướng đã chỉ đạo, năm 2011, với các giải pháp khác nhau, phải kiềm chế bằng được lạm phát ở mức 18% và kéo xuống dưới 10% trong các năm tiếp theo để đến năm 2015 kìm lạm phát ở mức khoảng 5%.
Cam kết và thực hiện

Cam kết và thực hiện

ANTĐ - Sau khi lắng nghe và thảo luận với các đối tác của Việt Nam về tình hình kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp như một lời cam kết: “Chính phủ Việt Nam khẳng định thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11 và tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi không dao động với mục tiêu này, không chạy theo tốc độ tăng trưởng”. Cam kết về chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là nhất quán, rõ ràng và quyết liệt, song thách thức chủ yếu vẫn là vấn đề thực hiện.
“Lời hứa” lãi suất

“Lời hứa” lãi suất

ANTĐ - Từ mức lãi suất cho vay 19-22%/năm, nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm xuống còn 17-19%/năm. Hơn thế các ngân hàng còn đồng thuận tuân thủ trần lãi suất huy động 14%/năm. Động thái này giúp tháo gỡ phần nào khó khăn cho doanh nghiệp. Niềm vui giảm lãi suất có kéo dài không còn chờ xem các ngân hàng có giữ được lời hứa thực hiện nghiêm quy định trần lãi suất huy động 14%/năm.
Chưa nên nới lỏng chính sách tiền tệ

Chưa nên nới lỏng chính sách tiền tệ

ANTĐ - Sáng 14-9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố Báo cáo Cập nhật triển vọng phát triển châu Á, theo đó mức tăng trưởng được dự báo của Việt Nam trong năm nay là 5,8% (giảm so với dự báo hồi tháng 4).
Cần phải nhìn thẳng

Cần phải nhìn thẳng

ANTĐ - Không phải ngẫu nhiên, trong 3 ngày diễn ra phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, đã dành trọn 2 ngày để thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm. Một phần nội dung kinh tế-xã hội năm 2012 và kế hoạch 5 năm tới cũng được đưa ra bàn bạc với những nội dung liên quan chặt chẽ đến tình hình 8 tháng qua. Có thể coi tháng 8 như một mốc thời gian rất có ý nghĩa để nhìn lại chặng đường đã đi qua và con đường dài phía trước với những khó khăn, thách thức, những yếu kém và cả thuận lợi cùng cơ hội.
Niềm tin thị trường

Niềm tin thị trường

ANTĐ - Trong một cuộc hội thảo mới diễn ra tại TP.HCM, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều bày tỏ nỗi lo lắng thật sự trước chiều hướng suy giảm niềm tin vào thị trường của các nhà đầu tư cũng như người dân. Có ý kiến cho rằng, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn bất cứ vấn đề nào của nền kinh tế, kể cả so với lạm phát, thâm hụt ngân sách hoặc thâm hụt cán cân thương mại.
Kiên trì kiềm chế

Kiên trì kiềm chế

ANTĐ - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,93% so với tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 12 tháng qua. Dưới con mắt quan sát của nhiều chuyên gia kinh tế, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì phù hợp với quy luật thị trường bởi tháng 8 thường là tháng CPI tăng thấp nhất. Tuy nhiên, sau 8 tháng chỉ tiêu này vượt ngưỡng dưới của chỉ tiêu mà Chính phủ đã điều chỉnh (15-17%) với tốc độ tăng 15,68%. Đồng thời gần sát ngưỡng trên (17%) chỉ còn cách có 1,14%. Có nghĩa, 4 tháng cuối năm chỉ được phép tăng 1,14%.