Chiến tranh Iraq cướp đi 500.000 mạng người và 4.000 tỷ USD

ANTĐ - Nước Mỹ đã tiêu tốn nhiều tiền cho một cuộc chiến tranh vô nghĩa, dường như Washington lại trở về điểm xuất phát ban đầu của cái vòng tròn luẩn quẩn ở Iraq.

Nhật báo Anh "The Independent" cho biết, thủ tướng Anh David Cameron đã cảnh báo, lực lượng vũ trang ISIS (ISIL) có thể sẽ lên kế hoạch tấn công Vương quốc Anh, nếu xem thường mối đe dọa từ các phần tử Do Thái cực đoan, sẽ phạm phải sai lầm nghiêm trọng.

Người ta tin rằng, khoảng 400 người Anh đã gia nhập lực lượng vũ trang "Nhà nước hồi giáo Iraq và Cận Đông" (ISIS), trở thành chiến binh đang đóng chiếm ở khu vực phía Bắc Iraq.

Ngoại trưởng Australia, bà Julie Bishop ngày 19 cũng cho biết, khoảng 150 người Australia đã học tập các kĩ năng tác chiến của chủ nghĩa khủng bố và đang tham gia chiến đấu cùng phẩn tử vũ trang Iraq và Syria, bà cảm thấy lo ngại trước tình hình trên.

Nguồn tin khác cho biết, ISIS khởi động một cuộc tấn công quy mô lớn đã khiến các bên chú ý. Tổ chức này thực chất là một liên minh rời rạc, trong đó chủ yếu là những người trung thành với Saddam Hussein, nhưng sự lớn mạnh nhanh chóng của các phần tử vũ trang này đã khiến nhiều quốc gia cảm thấy bị đe dọa, bởi vì họ đoàn kết nhất trí với nhau chủ yếu là do có chung kẻ thù.

"Đây là năm 2014 hay là 2003"? Christopher, phóng viên chuyên mục quốc tế của The New York Times tự hỏi. Tình hình chiến sự khốc liệt hiện nay của Iraq đã gợi lại đau thương, tang tóc của quá khứ, mà mọi người đã cố quên đi.

Các số liệu cho thấy, chiến tranh Iraq bắt đầu từ năm 2003 đã làm 4.500 người Mỹ và 500 nghìn người Iraq thiệt mạng. Chuyên gia tài chính đại học Harvard Linda Bilmes ước tính phí tổn của Mỹ cho cuộc chiến tranh Iraq lên đến 4.000 tỷ USD. Nước Mỹ đã tiêu tốn nhiều tiền cho một cuộc chiến tranh vô nghĩa, dường như Hoa Kỳ lại trở về điểm xuất phát ban đầu của cái vòng tròn luẩn quẩn.

Mỹ hai lần tiến hành cuộc chiến tranh Iraq, cuối cùng đều gặp phải những thất bại chính trị, những thách thức mới tại Iraq có lẽ sẽ nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng đến toàn khu vực. Trong bối cảnh xung đột tôn giáo trong nước diễn ra nghiêm trọng và thiếu lực lượng quân đội hùng mạnh, thống nhất, đất nước Iraq giờ đây khó có thể tiếp tục tồn tại một cách yên ổn.

Thư kí Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho rằng, kể từ khi Mỹ rút quân, Iraq đã không thể tồn tại như một một quốc gia thống nhất, đất nước trên thực tế đã bị chia thành 3 vùng Shiite, Sunni và Kurd. Đến cuối năm 2016, Mỹ sẽ rút toàn bộ quân đội ở Afghanistan và mảnh đất này có thể sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo.

Nước láng giềng Syria đã lỗ chỗ, bản đồ Trung Đông hùng mạnh của một thế kỉ trước, trên thực tế e là sẽ phải vẽ lại. Nhìn từ góc độ toàn cầu, hiểm họa của những cuộc chiến tranh kiểu "thánh chiến", do các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra, chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay.

Kể từ cuối thế kỷ 20, từ những năm 1960, bắt đầu sự gia tăng của lực lượng khủng bố bạo lực ở Trung Á. Sau những năm 1980, các lực lượng này ngày càng phát triển đến mức mất kiểm soát. Nhóm khủng bố nổi tiếng thế giới là Al-Qaeda và các tổ chức cực đoan khác ở khu vực Trung Á là một cơ sở quan trọng của hoạt động khủng bố xuyên quốc gia.

Trung Á gắn với các cuộc xung đột và các vấn đề sắc tộc, tôn giáo. Cái gọi là lực lượng dân tộc ly khai và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo (chủ nghĩa cực đoan) nhân danh các dân tộc và tôn giáo để làm chiêu bài dấy lên tư tưởng cực đoan, dẫn đến nguy cơ xung đột cục bộ, thậm chí là xung đột khu vực ngày càng gia tăng.