12.700 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại

12.700 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại

ANTĐ - Hôm nay (ngày 2/12), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2013. Thông tin cho hay, 11 tháng qua số doanh nghiệp thành lập mới ước tăng 9,5% và có khoảng 12.700 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.
CPI tháng 11 tăng 0,34%

CPI tháng 11 tăng 0,34%

ANTĐ - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 11 năm 2013. Tiếp tục hướng tăng chậm của tháng trước, tháng này, CPI chỉ tăng 0,34%. 
Vẫn ăn thật, làm giả

Vẫn ăn thật, làm giả

ANTĐ - Lâu nay, nhiều người thường nói những con số là khô khan, “vô hồn”, nặng về tính toán, thống kê. Vậy mà có hai con số đã gây tranh luận sôi nổi trong Quốc hội.
Giảm chưa phải đáng mừng

Giảm chưa phải đáng mừng

ANTĐ - Việc phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 5,4% có ý nghĩa hết sức quan trọng trong năm bản lề 2013. Từ mục tiêu này sẽ tạo cơ sở tiền đề để đạt được tăng trưởng cao hơn trong năm 2014 và những năm tiếp theo. Đó là kết luận phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10, xác định nhiệm vụ từ nay đến cuối năm. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh phải phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa thực hiện các giải pháp đã đề ra, tiếp tục kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. 

Đã có đà phục hồi

Đã có đà phục hồi

ANTĐ - Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, phải ưu tiên tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng quý 2 cao hơn quý 1, quý 3 cao hơn quý 2, tăng trưởng năm 2013 có thể đạt 5,3-5,4%, là một sự cố gắng lớn. Bộ Kế hoạch - Đầu tư khẳng định tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng qua so với cùng kỳ năm trước tăng 6,83%, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5,3%, thấp hơn năm trước. 

Cần kiên định nhất quán

Cần kiên định nhất quán

ANTĐ - Thời gian còn lại của năm 2013 chỉ còn đúng một phần tư chặng đường, nhưng theo quy luật, đây là thời gian lạm phát, tăng trưởng rất khó lường. Từ tháng 8 và tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng cao trở lại và có thể còn tiếp tục tăng cao vào những tháng cuối năm. Tốc độ tăng giá tiêu dùng cùng với giá vàng và USD luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách.
Sức mua ít được cải thiện

Sức mua ít được cải thiện

ANTĐ - Với mức tăng 1,06% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9-2013, trong đó có đóng góp lớn của việc tăng giá nhóm hàng hóa giáo dục, chứng tỏ sức mua trên thị trường ít được cải thiện. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nên thay đổi cách nhìn về mục tiêu CPI cả năm. 

Không lơi lỏng

Không lơi lỏng

ANTĐ - Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, sau khi tổng hợp số liệu của các địa phương, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 8 tăng khoảng 0,4 - 0,5% so với tháng 7. Trong đó, CPI của TP.HCM tăng 0,31%, riêng Hà Nội tăng tới 3,1% do tác động từ giá dịch vụ y tế với mức tăng lên tới gần 64%. Mức tăng CPI của Hà Nội khá cao so với các tỉnh, thành, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến CPI của cả nước; dù trong CPI còn có tác động của giá xăng dầu, điện tăng và mưa bão. 

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

ANTĐ - Trong hai ngày 27 và 28-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2013. Chính phủ thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. 
Giá tiêu dùng tăng rõ rệt

Giá tiêu dùng tăng rõ rệt

ANTĐ - Tính trung bình các nhóm trong rổ hàng hóa tính CPI, giá cả tháng 8 tăng 0,83% so với tháng trước, nhưng trên thị trường, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ thiết yếu tăng rõ rệt. Mức tăng này cao gấp đôi so với dự báo trước đó của một số chuyên gia kinh tế rằng CPI dao động tăng từ 0,4-0,5% so với tháng 7.

Giá cả trút lên vai

Giá cả trút lên vai

ANTĐ - Đã gần nửa tháng kể từ khi giá điện tăng 5%, một số chuyên gia kinh tế, giới doanh nghiệp và người dân vẫn còn cảm giác bị sốc, bởi trước đó một tháng đã nghe phong thanh việc tăng giá điện và trước một ngày khi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức công bố tăng giá điện, thì một vị thứ trưởng Bộ Công Thương không tiết lộ thời điểm tăng giá điện. Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7, lãnh đạo Bộ này cũng xác nhận “cân nhắc cẩn trọng” thời điểm điều chỉnh giá bán điện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá tiêu dùng. Nhưng rồi giá điện đã tăng… ngoài mong đợi.
Đẩy sức mua tăng lên

Đẩy sức mua tăng lên

ANTĐ - Mức hàng tồn đã dần đi vào ổn định, đó là nhận xét chung của các thành viên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 7 vừa qua. Đúng như thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chỉ số tồn kho tiếp tục có xu hướng giảm. Đầu tháng 7, chỉ số của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm mạnh với mức 9,7% so với tháng 6 và giảm tới 21,5% so với tháng 1-2013.
Không quên khuyến cáo

Không quên khuyến cáo

ANTĐ - Điều chỉnh giá dịch vụ y tế và tăng giá điện đầu tháng 8, mặc dù theo lộ trình đã được vạch ra sẵn, nhưng vẫn không khỏi gây choáng cho giới sản xuất, kinh doanh cũng như việc chi tiêu hàng ngày của người dân. Điện là đầu vào của các ngành sản xuất nên tăng giá điện tất yếu sẽ tác động tới các mặt hàng thiết yếu, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn. Từ người dân tới doanh nghiệp không thể không tăng chi phí.
Điều chỉnh tránh “giật cục”

Điều chỉnh tránh “giật cục”

ANTĐ - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã xác lập xu hướng tăng trở lại với mức tăng 0,27% so với tháng 6, song vẫn thuộc loại thấp so với CPI tháng 7 cùng kỳ 10 năm qua. Yếu tố quan trọng hàng đầu khiến CPI 7 tháng qua tăng thấp là do giá lương thực, thực phẩm đã giảm và tăng thấp trong thời gian khá dài. Chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi tiêu dùng, nên tốc độ giảm giá 2 mặt hàng quan trọng này có tác động kéo CPI xuống theo, đồng thời liên quan đến thu nhập, sức mua của phần lớn dân cư.