"Cháy vàng trắng" triền miên ở vùng cao

ANTĐ - Ở vùng cao, nước sạch cũng đồng nghĩa với "vàng trắng". Người dân phải đi hàng km đường rừng, để gùi nước về sinh hoạt. Nhưng trước đó, họ phải kiên nhẫn ngồi hứng từng ca nước rỉ ra từ trong khe núi

Từ lâu, nếu rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt, lập tức đời sống sinh hoạt của con người sẽ đảo lộn. Ở nhiều vùng cao thuộc Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng, tình trạng khát nước diễn ra triền miên, hậu quả này có một phần không nhỏ của con người.  

Nhân ngày Thế giới nước (22-3), xin gửi tới độc giả những hình ảnh chắt lọc từng giọt nước trong khe núi của người dân ở vùng cao, để mỗi chúng ta suy nghĩ và hành động cụ thể vì nguồn tài nguyên quý- nước sạch. 
Trẻ em xã Mù Sang, Phong Thổ, Lai Châu chắt nước từ khe núi mang về dùng

Những đứa trẻ trước khi đến trường thường phải thức dậy sớm để gùi nước về nhà

Mạch nước ở khe núi xã Dào San, Phong Thổ là nơi cung cấp
nước sạch cho nhiều hộ dân nơi đây


Không phải cứ đến là gùi nước về, người dân phải chờ mạch có nước rồi chắt từng ca

Cả bản phải phân chia lần lượt theo giờ để ra lấy nước

Mạch nước đục ngầu ở xã Thài Pìn Tủng, Đồng Văn, Hà Giang
nhưng không còn lựa chọn nào khác, người dân vẫn phải gạn chắt từng xô

Người dân chắt nước ở khe đá ở xã Hố Quáng Phìn, Đồng Văn

Học sinh trường tiểu học Mù Sang, Phong Thổ đợi hứng từng giọt nước để nấu cơm

Hồ treo ở Thài Phìn Tủng, Hà Giang cạn trơ đấy

Mang nước từ dưới chân núi về bản

Người dân vùng cao tìm mạch nước sinh hoạt song song với việc kiếm cơm gạo hàng ngày

Những hồ treo còn nước như thế này là điều hạnh phúc nhất
cho người dân vùng cao Hà Giang

Trẻ em Mù Sang đi tìm nước để gùi về nhà sinh hoạt

Mó nước chưa bị cạn như thế này giờ không còn nhiều ở Dào San