Cấp tiểu học thêm nhiệm vụ mới trong năm học 2021-2022 để ứng phó với Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Giao nhiệm vụ năm học mới 2021-2022, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tiểu học tập trung cho nhiệm vụ mới là đa dạng các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19.
Bậc tiểu học gặp nhiều khó khăn với học sinh lớp 1, lớp 2 khi phải dạy học trực tuyến do Covid-19
Bậc tiểu học gặp nhiều khó khăn với học sinh lớp 1, lớp 2 khi phải dạy học trực tuyến do Covid-19

Ngày 12-7, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, một trong những nhiệm vụ mới với bậc tiểu học trong năm học mới là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19 đối với cấp tiểu học;

Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục và điều kiện thực tế của người học.

Các địa phương cần tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp học sinh phải tạm dừng đến trường nhưng việc học vẫn không gián đoạn.

Tuy nhiên, phản ánh từ thực tế cho thấy, việc dạy và học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, lớp 2 sẽ gặp nhiều khó khăn. Với các em lớp 1 mới từ mẫu giáo lên tiểu học, thông thường cần có 1-2 tuần làm quen trực tiếp với cô giáo, nề nếp lớp học cũng như thói quen sinh hoạt ở trường trước khi vào năm học mới.

Những tuần đầu tiên, giáo viên dạy lớp 1 phải cầm tay nắn chữ cho từng em, do đó việc học online đối với đối tượng này rất khó khả thi. Như vậy, với riêng lớp 1, các trường mong muốn Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Đánh giá của Bộ GD-ĐT về kết quả năm học 2020-2021 là năm đặc biệt với ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, khi lần đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) đối với lớp 1.

Năm học diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến học sinh chỉ có thể trở lại trường học chính thức sau ngày khai giảng 5/9; học sinh lớp 1 không có 2 tuần làm quen nền nếp, môi trường học tập như các năm học trước.

Trước đó, suốt nhiều tháng kể từ học kỳ II năm học 2019-2020, không ít địa phương vì ảnh hưởng của dịch đã phải cho học sinh tạm dừng đến trường; thầy trò từng bước làm quen và chuyển dần sang dạy học trực tuyến.

Bộ GD-ĐT cũng ghi nhận một số tồn tại, hạn chế của giáo dục Tiểu học trong năm học vừa qua. Trong đó, việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới lần đầu tiên được áp dụng nên gặp nhiều khó khăn từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn thừa thiếu cục bộ, đặc biệt là chưa đồng bộ về cơ cấu khi triển khai CT GDPT 2018.