- Cao tốc Quy Nhơn- Pleiku gần 39.000 tỷ đồng sẽ được khởi công trong năm 2025?
- Vì sao kiến nghị đầu tư cao tốc Quy Nhơn- Pleiku bằng vốn Nhà nước?
- Bình Định đề xuất mở rộng sân bay Phù Cát với 3.000 tỷ đồng
Trong nghiên cứu mới nhất, đề xuất áp dụng tốc độ thiết kế 100km/h trên toàn tuyến, thay cho phương án 80km/h tại các đoạn qua địa hình rừng núi hiểm trở như trước đây. Dự kiến tổng vốn đầu tư sẽ tăng từ 38.917 tỷ đồng lên 43.510 tỷ đồng.
Với phương án nghiên cứu mới nhất, cao tốc này có điểm đầu tại quốc lộ 19B thuộc địa phận thị xã An Nhơn (Bình Định), tuyến đi theo hướng đông - tây nằm về phía nam Cảng hàng không Phù Cát, giao cắt với đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, tiếp tục đi về hạ lưu đập Văn Phong, giao cắt với quốc lộ 19.
![]() |
Đề xuất tăng vận tốc tối đa cao tốc Quy Nhơn- Pleiku lên 100km/h thay vì 80 như trước đó |
Sau đó đi hoàn toàn về phía nam của quốc lộ 19, cắt qua khu vực đèo An Khê, đèo Mang Yang và kết thúc tại đường Hồ Chí Minh thuộc TP Pleiku (Gia Lai).
Trên tuyến sẽ có 3 hầm gồm: hầm An Khê 1 dài 1.170 mét, hầm An Khê 2 dài 860 mét và hầm Mang Yang dài 3.000 mét.
Tổng chiều dài tuyến khoảng 125km, trong đó đoạn qua Bình Định khoảng 40km, đoạn qua Gia Lai khoảng 85km.
Theo Bộ Xây dựng, dự án sẽ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5-2025 và thực hiện đầu tư từ năm 2025, hoàn thành khai thác vào năm 2029.
Hiện tại, tuyến quốc lộ 19 kết nối Gia Lai và Bình Định đi qua nhiều đồi dốc, địa hình hiểm trở nên thời gian hành trình kéo dài từ 3,5-4 giờ. Khi đầu tư đường cao tốc, thời gian hành trình sẽ rút ngắn đáng kể, chỉ mất khoảng 2 giờ.