- Nhiều đại gia có tiếng bày tỏ quan tâm đến dự án sân bay Nà Sản 2.000 tỷ đồng
- Sơn La kiến nghị xây dựng sân bay Nà Sản với 2.000 tỷ đồng theo hình thức BOT
- Quy hoạch sân bay: Không nên đề xuất ồ ạt theo địa phương hoặc ý chí lãnh đạo
Báo cáo tại buổi kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về Cảng hàng không Nà Sản (Sơn La), ông Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La thông tin: Cảng hàng không Nà Sản được người Pháp xây dựng từ năm 1950 và khai thác từ năm 1996 – 2004, với tần suất từ 2 – 5 chuyến/tuần, với máy bay ATR 72 và đã dừng hoạt động từ năm 2004. Diện tích quy hoạch 171 ha.
Cảng hàng không Nà Sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018; Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 249/QĐ-BGTVT với diện tích quy hoạch là 498,67 ha.
Theo đó, đường cất hạ cánh kích thước chiều dài 2.600 m, chiều rộng 45 m; bao gồm sân đỗ quân sự và sân đỗ hàng không. Công suất khai thác đến năm 2030 là 1 triệu hành khách/năm và tầm nhìn đến 2050 là 2 triệu hành khách/năm.
Cảng hàng không Nà Sản được xây dựng từ năm 1950 và đã dừng khai thác hoạt động từ 2004 đến nay |
Về quy mô dự án chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, đến năm 2030 đón 1 triệu hành khách và vận chuyển hàng hoá 350 tấn hàng/năm với mức tổng đầu tư dự kiến là 2.500 tỷ đồng. Bao gồm các hạng mục: Đường cất cánh 2.600m x 45m, đảm bảo khai thác máy bay A320, A321 và các máy bay quân sự Su27, Su30MK.
Giai đoạn 2, đến năm 2050 sẽ mở rộng nhà ga và đáp ứng công suất 2 triệu hành khách và lượng hàng hoá là 6.000 tấn/năm, với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
Cảng hàng không Nà Sản dự kiến được đầu tư theo hình thức PPP loại hợp đồng BOT. Tỉnh Sơn La cam kết bố trí khoảng 350 tỷ đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng khoảng 150 tỷ đồng; chi phí rời đường lăn, sân bay quân sự và hệ thống tấm ghi khoảng 20 tỷ đồng. Tỉnh Sơn La cũng đề xuất Tổng công ty bay Việt Nam bố trí khoảng 180 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạng mục đài kiểm soát không lưu.
Để đẩy nhanh việc xây dựng CHK Nà Sản, lãnh đạo tỉnh Sơn La kiến nghị Thủ tướng và các Bộ, ngành giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án; chấp thuận về chủ trương đầu tư dự án CHK Nà Sản theo hình thức PPP.
Tại buổi kiểm tra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, khi có kết nối giao thông sẽ giảm thời gian đi lại. Bay từ TP.HCM ra Hà Nội chỉ 2 tiếng, trong khi đi đường bộ từ Hà Nội lên Sơn La mất khoảng 6-7 tiếng.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, khi mở được sân bay thì khác hẳn. Đơn cử như Thanh Hoá khi chưa có sân bay Sao Vàng rất khó phát triển. Khi có sân bay Sao Vàng, Bộ GTVT dự kiến đến năm 2020 mới có khoảng 500.000 khách, nhưng năm đầu tiên đã đạt 1 triệu khách và bây giờ đã quá tải.
"Tôi thấy việc khôi phục lại sân bay Nà Sản là hết sức cần thiết. Qua báo cáo của Bộ GTVT và quá trình chuẩn bị báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án thấy rất là rõ. Việc khôi phục lại sân bay Nà Sản chính là việc cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị. Bây giờ chúng ta phải quyết tâm và báo cáo cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở đó có quyết định cân đối nguồn lực cho phù hợp, khả thi và hiệu quả nhất...”- Thủ tướng nhấn mạnh.