- Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam kết nối ra sao với sân bay quốc tế Long Thành?
- Tư vấn nước ngoài sẽ lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
- Vì sao đường sắt tốc độ cao Bắc Nam lại đi vòng qua tỉnh Nam Định?
Theo tờ trình của Chính phủ, dự án là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Chính phủ kiến nghị xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phục vụ vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Để bảo đảm nguồn nhân lực đường sắt nói chung và triển khai dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam nói riêng, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực đường sắt.
Cần khoảng 486 triệu USD để đào tạo nguồn nhân lực cho đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam |
Trong đó, đối với tuyến đường sắt tốc độ cao đề xuất chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo 3 loại hình đào tạo (đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài, kết hợp đào tạo trong và ngoài nước).
Trong báo cáo đã tính toán chi phí cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoảng 486 triệu USD, bao gồm: 340 triệu USD để đào tạo 13.880 nhân sự quản lý, vận hành, bảo trì; 8 triệu USD để đào tạo 700 nhân sự cho cơ quan quản lý dự án; 8 triệu USD để đào tạo nhân sự cho các cơ quan quản lý Nhà nước; 4 triệu USD để đào tạo đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo; khoảng 36 triệu USD để đào tạo cho các kỹ sư chuyên ngành đặc thù như cơ khí, điện tử viễn thông, tự động hóa...; khoảng 40 triệu USD xây dựng phòng thí nghiệm dùng chung phục vụ cho quá trình đầu tư và vận hành khai thác.
Trong đó, các nhân lực đào tạo bằng kinh phí của dự án theo quy định (quản lý dự án, vận hành khai thác) với tổng kinh phí khoảng 8.854 tỷ đồng (tương đương 348 triệu USD).
Bao gồm: Doanh nghiệp khai thác chịu trách nhiệm hoàn trả khoảng 8.651 tỷ đồng (tương đương 340 triệu USD) kinh phí đào tạo cho 13.880 nhân sự thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác; đào tạo khoảng 700 nhân sự cho đơn vị quản lý dự án với kinh phí khoảng 203 tỷ đồng (tương đương 8 triệu USD).
Đồng thời, Chính phủ đề xuất bố trí kinh phí từ dự án khoảng 2.239 tỷ đồng (tương đương 88 triệu USD) để đào tạo: Cho cơ quan quản lý Nhà nước khoảng 203 tỷ đồng (tương đương 8 triệu USD); đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên khoảng 101 tỷ đồng (tương đương 4 triệu USD); cấp học bổng cho học viên các chuyên ngành đặc thù như luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo... khoảng 916 tỷ đồng (tương đương 36 triệu USD); xây dựng phòng thí nghiệm dùng chung để phục vụ đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoảng 1.017 tỷ đồng (tương đương 40 triệu USD).
Để thực hiện thành công và sớm hoàn thành toàn bộ dự án như tiến độ dự kiến, Chính phủ đã đề xuất 19 chính sách đặc thù, đặc biệt.
Trong đó, chính sách "Phát triển khoa học, công nghệ và tuyển dụng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cho dự án" đã đề xuất các chính sách tạo thuận lợi cho đào tạo nhân lực cũng như phát triển khoa học công nghệ.