Cách ăn mì tôm để không gây hại sức khỏe

ANTD.VN - Mì tôm là một món ăn rất phổ biến và vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, thường xuyên ăn mì tôm có thể gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

Cách ăn mì tôm để không gây hại sức khỏe ảnh 1Mỗi người chỉ nên ăn mì tôm 1-2 lần/tuần để tránh gây hại cho sức khỏe

Gây bệnh tim mạch, tiểu đường. Ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và dễ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… 

Tăng quá trình lão hóa. Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ôxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ôxy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ôxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Đau dạ dày. Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày, gây rối loạn chức năng dạ dày.

Hại thận. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí ăn nhiều có thể gây sỏi thận.

Tăng cân không kiểm soát. Mì ăn liền đã chiên qua dầu nên không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Khi ăn mì, bạn sẽ phải ăn thêm những thứ khác bổ sung. Do đó,  cơ thể sẽ nạp quá nhiều  carbohydrate và chất béo khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được.

Thiếu hụt dinh dưỡng. Theo những nghiên cứu, thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, ăn mì trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng. 

Nguy cơ ung thư. Những chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… khi tích trữ quá lâu sẽ từ từ biến chất. Khi ăn, chúng tích tụ lâu trong cơ thể, để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

Ăn mì đúng cách. Nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác. Bạn nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ dễ gây béo, tim mạch... Thêm rau xanh để giảm lượng chất béo thừa. Khi ăn mì tôm, bạn nên bổ sung chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…