- Thái Lan đổi luật SEA Games, U22 Việt Nam lợi hay thiệt?
- U23 Việt Nam sẽ sang Indonesia bảo vệ ngôi vương Đông Nam Á
- HLV đánh giá về 2 cầu thủ Việt kiều ở U22 Việt Nam
Thái Lan - nước chủ nhà SEA Games 33 vừa thông báo kế hoạch thay đổi thể thức thi đấu môn bóng đá tại kỳ đại hội do mình đăng cai vào tháng 12 tới.
Theo đó, ở môn bóng đá nam, 11 đội sẽ được chia vào 3 bảng (gồm 1 bảng 3 đội và 2 bảng 4 đôi), thay vì chia vào 2 bảng như thông lệ các kỳ SEA Games trước.
![]() |
Bóng đá SEA Games sẽ có nhiều thay đổi lớn về điều lệ |
Chủ nhà lý giải đề xuất này nhằm giúp giảm thiểu số trận đấu, tránh cho cầu thủ quá tải, dễ dẫn đến chấn thương. Theo đó, thay vì phải đá 6-7 trận để vô địch với mật độ 2 ngày/trận, cũng với quỹ thời gian khoảng 2 tuần, các đội sẽ chỉ phải thi đấu 4-5 trận trên hành trình đến tấm huy chương vàng.
Lý giải trên cơ bản nhận sự đồng tình từ người hâm mộ Đông Nam Á, dù vẫn có số ít cho rằng giá trị tấm huy chương bóng đá nam - môn thi danh giá nhất SEA Games - phần nào thuyên giảm do hành trình chinh phục bị cắt giảm khá nhiều.
Vấn đề gây tranh luận nhất là việc chủ nhà Thái Lan mặc định mình sẽ nằm bảng A và đây là bảng 3 đội.
Điều này giúp "Voi chiến" nắm lợi thế, khi chỉ phải đá 2 trận vòng bảng, ít hơn một trận so với các đối thủ nằm hai bảng còn lại, nhờ vậy có thời gian nghỉ dài hơn trước vòng bán kết. Đồng thời, Thái Lan chỉ phải thi đấu tối đa 4 trận trên hành trình vô địch SEA Games, thay vì 5 trận như các ứng viên nằm bảng 4 đội.
Nhiều ý kiến cho rằng để đảm bảo công bằng và fair-play, nên tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên chọn các đội vào bảng 3 hay 4 đội, hoặc nếu Thái Lan mặc định nằm bảng A thì cần tiến hành thêm phần bốc thăm chọn bảng nào sẽ là bảng 3 đội.
![]() |
Việc cắt giảm số trận giúp các cầu thủ tránh kiệt sức, rủi ro chấn thương |
Tuy nhiên, những ý kiến trên gần như không có nhiều tác động tới việc thay đổi đề xuất của Thái Lan. Bởi theo truyền thống, nước chủ nhà SEA Games luôn được hưởng một số đặc quyền, bao gồm cả việc sửa điều lệ các môn thi. Việc Thái Lan giới hạn độ tuổi môn bóng đá nam, chỉ cho phép các cầu thủ từ 22 tuổi trở xuống (U22) tham dự, là một ví dụ.
Tất nhiên, điều lệ nào cũng có ưu, nhược điểm khác nhau. Việc của các đội bóng tham dự, bao gồm U22 Việt Nam, là chuẩn bị tốt nhất có thể để sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để giành chức vô địch chung cuộc.
Thái Lan sửa luật, các giải VĐQG có việt vị?
Bóng đá là môn thi danh giá, song cũng khắc nghiệt bậc nhất SEA Games, với mật độ thi đấu cao, 6-7 trận chỉ trong khoảng hai tuần. Vì vậy, các đội bóng đều muốn có sự chuẩn bị kỹ cả về chiến thuật lẫn thể lực.
Để chuẩn bị cho mục tiêu săn huy chương vàng bóng đá nam SEA Games vào tháng 12 tới, Liên đoàn bóng đá các nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia đã sớm quyết định sẽ tạm dừng các giải quốc nội trong thời gian diễn ra đại hội, để đội tuyển U22 có lực lượng tốt nhất tranh tài.
Tuy nhiên với động thái mới nhất của chủ nhà Thái Lan, môn bóng đá đã giảm số trận thi đấu, kéo theo giảm giá trị tấm huy chương, có thể khiến các liên đoàn xét lại quyết định dừng giải quốc nội của mình.
Việc hệ thống giải quốc nội phải "đóng băng" chỉ để phục vụ một đội trẻ (U22) thi đấu 4 hoặc tối đa 5 trận tại SEA Games liệu có còn hợp lý, nhất là khi xét các hệ lụy khi nó tác động trực tiếp tới hàng chục CLB chuyên nghiệp, hàng nghìn cầu thủ...