- Chuyện thật như đùa của thuê bao chuyển mạng giữ số bị gây khó dễ
- Việc chuyển mạng giữ số có những lợi ích gì và thực hiện thế nào?
Chuyển mạng giữ số chưa gây xáo trộn nhiều trên thị trường viễn thông
Báo cáo mới nhất của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc triển khai chuyển mạng giữ số của các nhà mạng Việt Nam trong giai đoạn thử nghiệm từ ngày 16-11-2018 đến ngày 13-2-2019 vừa qua cho thấy, có 53.659 thuê bao chuyển mạng giữ số thành công.
Cụ thể, VinaPhone có 35.688 thuê bao đăng ký chuyển đến và 28.451 thuê bao đề nghị được chuyển đi. Con số này của Viettel là 46.961 và 33.438 thuê bao.
Mobifone có đến 25.587 thuê bao đăng ký chuyển đi, 9.940 thuê bao mong muốn chuyển đến. Thống kê trên cho thấy, trong khi VinaPhone và Viettel đều có số thuê bao mong muốn chuyển đến lớn hơn số thuê bao muốn chuyển đi thì MobiFone ngược lại.
Tỷ lệ thuê bao đăng kí chuyển đi của MobiFone nhiều hơn 2,5 lần số thuê bao muốn chuyển đến.
Một điểm đáng chú ý nữa là việc MobiFone từ chối chuyển mạng cho khá nhiều thuê bao, khiến tỷ lệ chuyển đi thành công của nhà mạng này chỉ là 23,09%, thấp hơn nhiều so với con số của Viettel (83,56%) hay Vinaphone (68,28%).
Tính đến thời điểm 13-2, trong 4 nhà mạng tham gia chuyển mạng giữ số, tỷ lệ thuê bao Vietnamobile chuyển mạng giữ số thành công là thấp nhất, chỉ hơn 6,5%. Viettel là nhà mạng có số thuê bao chuyển đi thành công nhiều nhất với 27.941 thuê bao và VinaPhone là nhà mạng có thuê bao chuyển đến nhiều nhất với 24.626 thuê bao.
Thời gian qua, không ít thuê bao có nhu cầu chuyển mạng giữ số đã phản ánh về tình trạng “bị làm khó” khi thực hiện. Trong đó, nhiều khách hàng vướng mắc về các gói cước giá trị gia tăng mà khách hàng không nhớ đã đăng ký sử dụng từ khi nào.
Tại cuộc họp Giao ban quản lý Nhà nước tháng 1 của Bộ TT-TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các nhà mạng cần ngay lập tức gỡ bỏ các rào cản về chuyển mạng giữ số để đến tháng 3-2019 tỉ lệ chuyển mạng thành công phải đạt 90%.