Bộ Công Thương đưa ra kịch bản cung ứng điện “cao đặc biệt”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Kịch bản cung ứng điện “cao đặc biệt” được đánh giá là sẽ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 2 con số của nền kinh tế và có dự phòng trong dài hạn.
Sẽ có thêm nhiều dự án nguồn điện được thi công nhằm đáp ứng nhu cầu điện các năm sắp tới

Sẽ có thêm nhiều dự án nguồn điện được thi công nhằm đáp ứng nhu cầu điện các năm sắp tới

Dự báo về nhu cầu điện về liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII), TS. Nguyễn Ngọc Hưng- Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng Lượng (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2016-2024, sản lượng điện thương phẩm toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần từ khoảng 158 tỷ kWh lên khoảng 276 tỷ kWh với tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng 2021-2024 đạt khoảng 7,1%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2016-2020 khoảng 8%/năm.

Trong đó, miền Bắc có xu hướng tăng mạnh phụ tải, nhất là phụ tải công nghiệp và tiêu dùng dân cư. Khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo có cường độ điện cao nhất.

TS. Nguyễn Ngọc Hưng cũng đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện cụ thể: Kịch bản thấp; Kịch bản cơ sở; Kịch bản cao; Kịch bản cao đặc biệt.

Đáng chú ý, tại kịch bản cao đặc biệt, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ năm 2026-2030: 12,8%/năm; năm 2031-2040: 8,6%/năm; năm 2041- 2050: 2,8% năm. Theo đó, chênh lệch với dự báo kịch bản cơ sở Quy hoạch điện VIII là: Năm 2030: ĐTP trên 56 tỷ kWh, Pmax trên 10,0 GW; năm 2050: điện thương phẩm trên 430 tỷ kWh, Pmax trên 71,5 GW. Cường độ điện năm 2030: 51,0 kWh/triệu đồng; năm 2050: 19,1 kWh/triệu đồng (mức giảm 4,8%/năm)

“Kịch bản này phản ánh nhu cầu điện trong trường hợp nền kinh tế phát triển tăng tốc trong giai đoạn 2026-2030 và tiếp tục duy trì tăng trưởng cao “hai con số” trong thời gian dài. Kịch bản cũng đảm bảo dự phòng cho phát triển điện lực trong dài hạn”- TS Nguyễn Ngọc Hưng cho hay.

Góp ý về điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, ông Nguyễn Văn Dương, nghiên cứu viên Phòng Phát triển Hệ thống Điện (Viện Năng lượng) cho biết, quá trình điều chỉnh quy hoạch tập trung vào 3 bước chính: Rà soát và cập nhật cơ sở pháp lý, đánh giá thực tiễn vận hành hệ thống điện, cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội và nhu cầu điện.

Việc tối ưu hóa hệ thống điện được thực hiện qua 3 giai đoạn: xác định cơ cấu nguồn điện tối ưu, kiểm tra độ tin cậy cung cấp điện và đánh giá vận hành theo từng giờ để đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh mới, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng.

Một trong những vấn đề trọng tâm là cập nhật chi tiết tiềm năng năng lượng tái tạo tại từng địa phương nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Đồng thời, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các phương án dự phòng cho điện gió và điện mặt trời, nhằm đối phó với sự bất ổn định của các nguồn năng lượng này