Bí quyết là những điều... “rất cũ”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Covid-19 đã trở thành cái tên “ác mộng” đối với cả thế giới, khi sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch chưa từng có trong lịch sử này tác động tới mọi mặt kinh tế - xã hội. Trong biến cố lớn kiểu “VUCA” đó, có những doanh nghiệp vẫn đứng vững, vừa chống dịch, vừa phát triển. Điểm chung là các doanh nghiệp đó rất chú trọng đến việc xây dựng nền tảng văn hóa của họ. Chẳng hạn như Tập đoàn Tân Hiệp Phát, bí quyết để vượt qua Covid-19 lại là những điều... “rất cũ”!

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khi vừa chống dịch, vừa phát triển, song các doanh nghiệp vẫn khẳng định tìm thấy "cơ" trong "nguy"

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khi vừa chống dịch, vừa phát triển, song các doanh nghiệp vẫn khẳng định tìm thấy "cơ" trong "nguy"

Covid-19 “làm sống lại” thuật ngữ VUCA

Mặc dù đã xuất hiện từ những năm 90, song đến năm 2020, “VUCA” đã trở thành thuật ngữ được nhắc tới nhiều. Đây là tên viết tắt của Volatility (Biến động), Uncertainty (Bất định), Complexity (Phức tạp) và Ambiguity (Mơ hồ). Thuật ngữ trên được dùng để mô tả về thế giới “đa cực” xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh. Sau này, “VUCA” được hiểu rộng hơn, rằng trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với những biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ. Do không thể dự đoán được thế giới, không chắc chắn được tương lai sẽ xảy ra điều gì, nên cách đối phó duy nhất với VUCA chính là phát huy bản lĩnh, kỹ năng, sử dụng sự linh hoạt của bản thân, tổ chức...

Sở dĩ VUCA được nhắc nhiều trong năm 2020 là do đại dịch Covid-19 đã khiến tất cả hiểu sâu sắc hơn về những “biến động”, “bất định”, “phức tạp” và “mơ hồ”.

Tại diễn đàn “Tái thiết kinh tế trong bối cảnh mới từ góc độ văn hóa kinh doanh và tôn vinh các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực cuộc vận động xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động” được tổ chức vào đầu tháng 11-2020, đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn đã góp mặt, để cùng nhau chia sẻ câu chuyện kinh doanh trong thời Covid-19, cũng như cách khai thác yếu tố văn hóa doanh nghiệp để vượt qua “thứ VUCA” này.

Nhiều đại diện doanh nghiệp đã chia sẻ những câu chuyện khó khăn mà họ phải đối mặt, nhưng tựu trung lại, tất cả đều tỏ thái độ bình tĩnh, sau khi họ đã tìm ra yếu tố “cơ” trong “nguy”. Đại diện Tổng Công ty May 10 cho biết, khi “cơn bão” Covid-19 ập đến, họ đối mặt với 2 cú sốc chưa từng có. Đầu tiên là tình trạng đứt gãy nguồn cung, khiến quá trình sản xuất gặp khó khăn. Thứ đến, nhu cầu của thị trường châu Âu và Mỹ đối với những sản phẩm thế mạnh của công ty như veston, sơ-mi... bị sụt mạnh. “Họ nói rằng, hầu hết mọi người chuyển sang làm việc trực tuyến, thì những veston với sơ-mi trở nên... không cần thiết”, vị đại diện Tổng công ty May 10 nhớ lại giai đoạn căng thẳng nhất.

Trong khi đó, đại diện công ty du lịch Ao Vua cho biết, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp này đã bị ảnh hưởng rất nặng nề, với lượng nhu cầu sụt giảm khoảng 30%. Tuy nhiên, trong thế “nguy” đó, các doanh nghiệp có bản lĩnh đều tìm ra được yếu tố “cơ” (cơ hội) để vừa chống dịch, vừa hạn chế thiệt hại hoặc thậm chí là phát triển.

Như công ty du lịch Ao Vua, trong thời gian “hiếm khách”, họ đã dồn nguồn lực vào việc đào tạo nhân viên, cũng như chỉnh trang các điểm khai thác. Trong khi đó, Tổng Công ty May 10 tìm cách chuyển đổi sản phẩm cho phù hợp nhu cầu và tình hình mới, cũng như phù hợp với nguồn cung nguyên liệu mới... Tất cả sự chuyển biến tích cực trên đến từ nền tảng văn hóa mà các doanh nghiệp có chiều sâu đã xây dựng từ trước.

Trong số các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia diễn đàn, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát - là gương mặt được chú ý và nhận nhiều câu hỏi từ giới truyền thông

Trong số các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia diễn đàn, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát - là gương mặt được chú ý và nhận nhiều câu hỏi từ giới truyền thông

Niềm cảm hứng mang tên Tân Hiệp Phát

Trong số những đại diện doanh nghiệp tham gia diễn đàn trên, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát - là gương mặt được chú ý và nhận nhiều câu hỏi từ giới truyền thông. Sở dĩ các phóng viên dành nhiều quan tâm tới hãng nước giải khát hàng đầu Việt Nam như vậy là do nếu từng tìm hiểu thông tin từ trước, thì mọi người sẽ biết những giá trị, sự kỳ vọng và quyết tâm của doanh nghiệp này trong việc xây dựng nền tảng văn hóa vững mạnh, với bộ giá trị cốt lõi cụ thể. Đây chính là bí quyết giúp Tân Hiệp Phát có thể chủ động đối phó với “VUCA” chưa từng có trong lịch sử, như Covid-19. Bởi thế, có thể nói cách Tân Hiệp Phát vượt qua khó khăn trong đại dịch chính từ những điều “rất cũ” - những tâm huyết dựng xây bộ giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, được thực hiện suốt 10 năm qua.

“Chúng tôi mời chuyên gia nước ngoài đào tạo cho đội ngũ nhân viên của Tân Hiệp Phát, dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp với bộ 7 giá trị cốt lõi mà tập đoàn đã dày công xây dựng”, bà Trần Uyên Phương chia sẻ.

Nhờ nỗ lực nói trên, khi đại dịch Covid-19 có những diễn biến căng thẳng, khó lường, Tân Hiệp Phát vẫn đứng vững, với thành công đáng tự hào là “không phải sa thải bất kỳ nhân viên nào vì khó khăn, và cũng không phải hạ lương bất kỳ ai”.

Ở chiều ngược lại, khi đã thấu hiểu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, các nhân viên Tân Hiệp Phát gây bất ngờ với sự nỗ lực hết mình. “Có những lúc, chúng tôi ngỡ ngàng trước các sáng kiến mà họ tạo ra, để tiết kiệm cho doanh nghiệp, cũng như nâng cao hiệu quả, năng suất. Điều đó khiến chúng tôi thấy ở góc độ nào đó, Covid-19 mang tới hiệu ứng tích cực. Khi nhà có việc, các nhân viên đều chung tay để giải quyết”, bà Trần Uyên Phương cho biết thêm. Bên cạnh đó, với thực tế là Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận tính hiệu quả trong việc phòng và điều trị Covid-19, Tân Hiệp Phát cũng chia sẻ niềm tự hào này khi hãng mở rộng kênh phân phối ra thị trường nước ngoài.

Có thể nói, cách Tân Hiệp Phát vượt qua khó khăn trong đại dịch chính từ những điều “rất cũ” - những tâm huyết dựng xây bộ giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, được thực hiện suốt 10 năm qua

Có thể nói, cách Tân Hiệp Phát vượt qua khó khăn trong đại dịch chính từ những điều “rất cũ” - những tâm huyết dựng xây bộ giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, được thực hiện suốt 10 năm qua

Nữ doanh nhân chia sẻ: “Được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia, chúng tôi rất tự hào khi “vươn ra biển lớn”. Bởi khi người tiêu dùng ở nước ngoài cầm chai đồ uống Tân Hiệp Phát lên, họ biết thêm rằng, đây là sản phẩm của một đất nước rất kiên cường, bản lĩnh, đã giành được những thành công đáng nể trong cuộc chiến chống Covid-19”.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các start-up, bà Trần Uyên Phương khẳng định, dù có tổ chức bài bản hay không, thì văn hóa doanh nghiệp vẫn là thứ được hình thành trong quá trình hoạt động. “Đó là cách hành xử của tất cả cá nhân trong tổ chức. Những nhà sáng lập, đứng đầu, những người thổi hồn vào doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông trong và ngoài công ty, để nhân viên, khách hàng và xã hội hiểu, nhìn nhận văn hóa của doanh nghiệp đó. Vậy nên văn hóa doanh nghiệp luôn là thứ tồn tại, giúp doanh nghiệp vận hành, tương tác trong tổ chức. Nếu khai thác tốt thì văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để đối phó với VUCA, như là Covid-19”, bà Trần Uyên Phương khẳng định.

Tại diễn đàn, các đại diện doanh nghiệp đã góp "từ khóa" xây dựng giá trị cốt lõi là: Chữ Tín - Công bằng, minh bạch - Chính trực - Sáng tạo - Trách nhiệm. Trong đó, đại diện Tân Hiệp Phát đã đóng góp từ khóa “Sáng tạo”. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp đối phó tốt với những diễn biến VUCA như Covid-19.