Bí mật đằng sau siêu máy bay không gian X-37B của Mỹ

ANTĐ -Cánh cửa bí mật về siêu máy bay không gian X-37B đã dần hé mở khi nó thực thi nhiệm vụ trong không gian 

Sau khi bay vòng quanh trái đất hơn 660 ngày, X-37B được mệnh danh là thiết bị bay vũ trụ thần bí nhất của không quân Mỹ đã quay trở về trái đất an toàn. Chuyến công tác lần này của X-37B kéo dài 22 tháng. Trong thời gian “tuần tra” bí mật 22 tháng, “hành tung” X-37B bí hiểm, thoắt ẩn thoắt hiện và không quân Hoa Kỳ “giấu kín như bưng” nhiệm vụ bí mật mà nó phải thực thi.

Phi thuyền X-37B là thiết bị bay thử nghiệm dòng X và đã đạt được rất nhiều cột mốc vĩ đại trong lịch sử hàng không của Mỹ. Năm 1946, X-1 là chiếc máy bay đầu tiên đã vượt qua giới hạn tốc độ âm thanh, cho nên sau này Hoa Kỳ đặt “X” cho thiết bị bay thử nghiệm công nghệ mới mũi nhọn của mình.

Phi thuyền X-37B vừa hoàn thành nhiệm vụ bí mật trong không gian trở về

Hiện nay, dự án “X” đã phát triển đến “X-56”. Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu vũ khí kỹ thuật công nghệ cao, bởi vì Mỹ vẫn theo đuổi nghiên cứu chế tạo vũ khí tạo “đe dọa” các nước khác. Ý tưởng này xuất phát từ cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô từ thời chiến tranh lạnh.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong chiến tranh vùng Vịnh hay ở Kosovo, Afghanistan sau này, Mỹ đã sử dụng ưu thế quân sự của mình để giành được nhiều lợi ích chiến lược từ các cuộc chiến. Chính vì thế, triển khai vũ khí tiên tiến đã trở thành phương pháp quan trọng để Mỹ tham dự vào “ván cờ” chính trị, kinh tế quốc tế.

Vậy Mỹ nghiên cứu siêu máy bay không gian “X-37B” với mục đích gì? Ngoài việc muốn nó thay thế các phi thuyền đã lỗi thời, Washington hy vọng sử dụng những đặc điểm linh hoạt, cơ động của nó ở ngoài không gian, để thực hiện cái gọi là “tấn công toàn cầu trong một giờ”.

Mặt khác, Hoa Kỳ không muốn mất đi sự “tự tin” của mình. Cho dù kết quả thử nghiệm “X-37B” là như thế nào, Mỹ vẫn thể hiện sự “tiên tiến” trong công nghệ không gian hay vũ khí thông thường và “chỉ có Mỹ mới có thể làm được”. Hơn nữa, thăm dò không gian là sự nghiệp của toàn nhân loại, nếu Mỹ có thể đơn phương theo đuổi mục tiêu vũ trụ quân sự hóa, thay vì hợp tác quốc tế, như vậy Mỹ sẽ là “bá chủ” trong lĩnh vực phát triển, nghiên cứu không gian vũ trụ.