Bí ẩn miếu thần lâm ở cao nguyên đá

ANTĐ -Nơi tưởng chừng chỉ có đá và đá, “sống trên đá chết vùi trên đá” ấy vậy mà giữa mênh mông đá núi lại có điều kỳ diệu tưởng như không thể có thật.

Khu rừng đại thụ nằm giữa "ba bề bốn bên" là đá tai mèo sắc lẹm đã tự thân nó làm nên điều bí ẩn về một vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc. Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang nổi tiếng với phiên chợ cuối tuần ở phố cổ với sắc mầu đượm chất của vùng biên giới, làm cho biết  bao du khách ngược xuôi say với tiếng khèn, men rượu ngô nồng chiết ra từ đá núi.

Không biết có phải người khách phương xa đến đây chưa kịp thưởng hết cảnh đẹp, chưa kịp khám phá đã say hay không mà bỏ quên đi một tuyệt phẩm của thiên nhiên ở ngay cạnh mình. Khu rừng đại thụ, được người dân Thài Phìn Tủng tôn kính gọi là thần lâm ở cách xa khu phố cổ Đồng Văn sầm uất không bao xa, chỉ khuất sau vạt núi vẫn đang mải mê kể cho người đến một câu chuyện đầy kỳ bí ở nơi thạch sơn hùng vĩ. Rừng cây đại thụ giữa rừng đá.

Rừng trên dải đất Việt Nam thì vẫn phong phú, bất tận, nhưng rừng đại thụ ở nơi đá núi thì là một kỳ tích của thiên nhiên. Ta sẽ bị choáng ngợp đến sững sờ, khi chứng kiến những cây đa lớn đến mức khó tưởng tượng. Người dân bản địa thì chưa đo, cũng không đo bởi họ cho rằng đó là khu rừng thiêng liêng mà thiên nhiên ban tặng. Tôi đã ướm thử thân mình để ước lượng độ to khủng khiếp của cây, song với thân cao thước tám của mình, tôi cũng chỉ bằng nhánh rễ bình thường của “vị thần đại thụ” này.

Chỉ có thế, tôi mạn phép vị thần cây để ước lượng một khoảng rồi xác định, phải ít nhất 20 người như thể trạng của tôi, dang tay nối vòng quanh mới khép được thân cây khổng lồ này.

Gọi là khu rừng cũng chưa hẳn, song ở nơi chỉ có đá và đá lại có 10 thân cây đại thụ lớn, tạo thành khu rừng như vị thần che chở cho dân bản thì khó có cách nào đúng hơn. Số cây đếm được, số năm của cây thì khó ai xác định nó mọc từ thuở nào mà tỏa bóng sum suê khiến mắt thường đều phải gọi đó là khu rừng địa thụ.

Miếu thờ thần lâm ở khu rừng đại thụ. Nơi linh thiêng để người dân
tôn kính về điều kỳ diệu mà thiên nhiên mang lại cho con người

Nhánh rễ cây đã to hơn cậu bé này

Phải đứng từ xa để ôm bao quát toàn bộ những cây đại thụ

Đối với dân bản đây là khu rừng thiêng

Bản Thiên Hương chỉ nhỏ bằng nhánh cành của cây đại thụ

Người dân coi đây như một vị thần chở che cho dân bản

Một con đường lớn vào bản xuyên qua tán cây đại thụ

Những cây đại thụ không chỉ quý giá ở nơi cao nguyên đá Đồng Văn
mà còn như báu vật của thiên nhiên ban tặng nhân loại

Ông Lầu Thèn Sò, Trưởng bản Thiên Hương nơi có khu rừng đại thụ: "Hàng năm phải làm
lễ tế thần rừng ở đó. Rừng có từ lâu lắm rồi, tôi chẳng biết đâu, chỉ biết ai cũng phải có
trách nhiệm giữ nó thôi"