Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

ANTD.VN - Vảy nến là bệnh tự miễn, xảy ra do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Bệnh có thể gây các tổn thương da, móng hoặc khớp. Vậy vảy nến có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết vảy nến

Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da phổ biến. Số lượng bệnh nhân vảy nến đến khám tại các phòng khám da liễu có tỷ lệ cao thứ 2. Theo một thống kê, số người bị vảy nến chiếm 2 – 3% dân số (khoảng 125 triệu người) và phân bố đều ở 2 giới.

Vảy nến là bệnh tự miễn – do hệ miễn dịch tấn công chính các tế bào của cơ thể. Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tấn công vi khuẩn, virus để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, chúng lầm tưởng các tế bào da là tác nhân gây hại nên tấn công.

Điều này khiến tế bào da bị đẩy nhanh quá trình phát triển (3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày). Các tế bào da liên tục được hình thành, chết đi và tích tụ trên bề mặt da mà không thể rơi ra ngoài cơ thể. Điều này tạo thành những tổn thương da đỏ, sưng viêm và có vảy trắng. Tuy nhiên, không phải loại vảy nến nào cũng có triệu chứng như trên. Điều này tùy thuộc vào loại bệnh bạn mắc phải. Chúng bao gồm:

- Vảy nến thể mảng: Thường ảnh hưởng đến khuỷu tay, da đầu, đầu gối,… với các tổn thương mảng da đỏ, bong tróc vảy.

Dấu hiệu vảy nến thể mảng

- Vảy nến thể giọt: Tổn thương vảy nến loại này có đường kính nhỏ như giọt nước. Chúng sưng, đỏ, tróc vảy. Loại này thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

- Vảy nến đảo ngược: Tổn thương đỏ tươi, mịn, không có vảy tại nách, háng, nếp gấp da… Các tổn thương này có xu hướng trầm trọng hơn khi bị ma sát hoặc thấm mồ hôi.

- Vảy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân đỏ như tôm luộc và bong tróc vảy. Người bệnh có thể ớn lạnh, sốt, rối loạn nhịp tim,… Do đó, khi thấy các dấu hiệu của bệnh thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

- Vảy nến thể mủ: Xuất hiện mụn có đầu mủ trắng trên nền da đỏ rát. Các mụn mủ có thể vỡ ra, gây bội nhiễm nên người bệnh cần thận trọng.

- Viêm khớp vảy nến (vảy nến khớp): Bệnh vảy nến có thể tấn công khớp, khiến khớp sưng, đau, đỏ khớp.

Triệu chứng viêm khớp vảy nến

>> Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây vảy nến TẠI ĐÂY

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị sớm, vảy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và hơn thế nữa.

- Tăng huyết áp: Trong một nghiên cứu, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, những người mắc vảy nến khó kiểm soát huyết áp hơn người không mắc bệnh. Họ đã nghiên cứu 2 nhóm: Nhóm 1 là 800 người mắc cả bệnh vảy nến và tăng huyết áp; Nhóm 2 là 2.400 người bị tăng huyết áp và không bị vảy nến. Kết quả cho thấy, những người bị bệnh vảy nến cần dùng nhiều thuốc hơn để kiểm soát chỉ số huyết áp. 

- Đau tim: Nghiên cứu cho thấy, những người bị bệnh vảy nến nghiêm trọng có nhiều nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong vì bệnh tim hơn người không bị bệnh vảy nến.

Vảy nến làm tăng nguy cơ đau tim

- Viêm khớp vảy nến: Tình trạng này gây đau, cứng và sưng ở xung quanh khớp và gân. Bệnh ảnh hưởng đến 10 – 30% những người bị vảy nến.

- Cholesterol cao: Những người mắc bệnh vảy nến cần được kiểm soát mức cholesterol và glucose, theo nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu và thấy rằng: Tỷ lệ đau tim cao hơn ở những người mắc bệnh vảy nến.

- Tiểu đường: Phụ nữ bị vảy nến có  nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 63% so với những người không mắc vảy nến.

- Mỡ bụng: Một ảnh hưởng đáng kinh ngạc của bệnh vảy nến là gây béo bụng. Nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ thấy mỡ bụng cao hơn 15% so với người bình thường.

- Trầm cảm: Nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh vảy nến nghiêm trọng có nhiều nguy cơ bị trầm cảm, thậm chí có suy nghĩ tự tử.

Người mắc vảy nến thường tự ti, chán nản, thậm chí trầm cảm

Giải pháp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát

Hiện nay, chưa có cách chữa vảy nến khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị bệnh là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Bạn có thể sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu để làm giảm triệu chứng vảy nến. Tuy nhiên, cách này chỉ đáp ứng được 1 trong 2 mục tiêu điều trị, chứ không giúp ngăn ngừa tái phát bệnh – điều mà người mắc mong mỏi. 

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát được nhiều người dùng và giới chuyên gia đánh giá cao, tiêu biểu là bộ đôi sản phẩm thảo dược “trong uống – ngoài bôi”.

- “Trong uống”: Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chitosan, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, nhũ hương,… Các thảo dược này giúp tăng cường, cân bằng hệ thống miễn dịch, từ đó tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh nên giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả.

- “Ngoài bôi”: Bên cạnh uống bên trong, người mắc vảy nến được khuyến khích sử dụng thêm kem bôi da chứa chitosan (thành phần chủ đạo) kết hợp ba chạc, phá cố chỉ,… Sản phẩm có tác dụng làm thơm, làm mềm mịn da, giúp dưỡng ẩm và cải thiện hiệu quả triệu chứng vảy nến mà không gây tác dụng phụ.

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến da đầu là gì? Tìm hiểu TẠI ĐÂY.

Ưu điểm nổi bật của sản phẩm chứa thành phần chính cây sói rừng và kem bôi chứa chitosan là gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền phân tích:

https://www.youtube.com/watch?v=jTaU6JqBeUI

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq – Bộ sản phẩm cho người bị vảy nến

Vảy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị vảy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều. Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? ảnh 5

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq

Người bị vảy nến có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và kem thảo dược Explaq. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như vảy nến.

Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua,… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vảy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.

BẠN CÓ THỂ MUA SẢN PHẨM KIM MIỄN KHANG TẠI ĐÂY

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. 

Liên hệ 024.38461530 – 024.37367519,

Hotline miễn cước 18006107

Website: https://kimmienkhang.vn/, https://explaq.vn/ 

Số GPQC:

- Kim Miễn Khang: 01852/2017/ ATTP-XNQC

- Explaq: 042/17/XNQCMP-YTHN

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!