Bệnh mạch vành không chỉ có triệu chứng đau thắt ngực

ANTD.VN - Không phải người bệnh mạch vành nào cũng gặp phải triệu chứng đau thắt ngực, mặc dù đó là dấu hiệu điển hình. Nhưng ngoài đau thắt ngực còn có nhiều dấu hiệu khác cảnh báo khác. Cùng tìm hiểu bài viết sau để có cơ hội phát hiện được bệnh từ sớm.

Bệnh mạch vành là tên gọi chung cho một số bệnh tim mạch như suy vành, thiểu năng vành, thiếu máu cơ tim. Bệnh xảy ra khi cholesterol lắng đọng và tạo thành các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch vành, cản trở dòng máu đến nuôi tim. Cơ thể cảnh báo tình trạng này bằng nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, trong đó có đau thắt ngực hoặc không.

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành

5 Triệu chứng bệnh mạch vành thường gặp

Dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy theo tình trạng, vị trí tắc hẹp, ngưỡng chịu đau, tuổi và giới tính. Dưới đây là 5 triệu chứng thường gặp nhất:

Đau thắt ngực

Cơn đau thường xảy ra  đột ngột và dữ đội ở bên ngực trái, người bệnh có cảm giác như ai đó đang siết chặt tim và lồng ngực. Đau có thể lan lên phía trên gây đau cứng cổ, hàm và cánh tay trái. Cơn đau thắt ngực có thể hết sau vài giây, nhưng cũng có thể trở nên trầm trọng hơn trong vài phút. Nếu kéo dài trên 15 phút cần nghĩ tới hội chứng mạch vành cấp có thể gây nhồi máu cơ tim.

Mệt mỏi và hay đổ mồ hôi lạnh

Người bệnh có cảm giác chân tay rời rã, không muốn cử động, cảm giác mệt mỏi như thiếu năng lượng. Triệu chứng này thường gặp khi hoạt động quá sức hoặc sau bữa ăn quá no. Mệt mỏi cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng mạch vành tắc hẹp nặng lên…

Người bệnh mạch vành cần cảnh giác với cơn đau thắt ngực kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh

Khó thở tăng khi vận động

Biểu hiện khó thở, mệt mỏi là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh mạch vành, cho thấy lưu lượng máu đến tim bị giảm sút.

Triệu chứng khó thở , thở gấp thấy rõ rệt nhất là khi gắng sức (chạy bộ, lên cầu thang, bê vật nặng). Ở giai đoạn đầu, khó thở có thể chưa rõ ràng, chỉ là cảm giác ngột ngạt, có thể đi kèm với tức ngực và nặng  hơn khi gắng sức hoặc căng thẳng, lo lắng quá thái, giảm đi khi nghỉ ngơi.

Đầy và khó chịu ở vùng ngực dưới ức

Người bệnh nhận thấy khó chịu ở vùng ức bao gồm: đau, nóng ran ở giữa ngực, đầy trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, muốn đi cầu. Các triệu chứng thường xuất hiện sau các bữa ăn quá no hay có nhiều chất béo, chất đạm và tăng nặng hơn nếu nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn. 

Nếu có biểu hiện đau vùng dưới ức không hẳn chỉ do bệnh đường tiêu hóa mà có thể căn nguyên do bệnh tim

Các triệu chứng ít gặp nhưng ẩn sâu nhiều rủi ro

Đau thắt ngực không ổn định

Không giống như cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực không ổn định không liên quan đến các hoạt động thể chất hay gắng sức và thường xảy ra khi nghỉ ngơi, đặc biệt về đêm gần sáng, hoặc khi gặp lạnh đột ngột. Nguyên nhân là do mảng xơ vữa bị nứt vỡ làm xuất hiện cục máu đông gây bít tắc động mạch vành. Cơn đau thắt ngực không ổn định là tiền thân của nhồi máu cơ tim.

Đau ngực không điển hình

Triệu chứng đau ngực không rõ ràng, đó có thể là nặng ngực, khó chịu trong lồng ngực hoặc giữa ức chứ không khu trú ở ngực trái. Đôi khi chỉ là cảm giác nóng rát ở ngực hoặc ngứa ran và tê ở bên ngực trái hoặc tay trái. 

Đánh trống ngực

Người bệnh nghe rõ tim đập nhanh và mạnh, từng nhát thịch, thịch kèm với đó là hiện tượng hồi hộp, hẫng hụt, run rẩy, bồn chồn. Hiện tượng đánh trống ngực xuất hiện khi nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Cách giảm triệu chứng mạch vành bằng lối sống khoa học

Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn thì thay đổi lối sống cũng rất quan trọng.

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Đi bộ là bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh mạch vành, nên cần được duy trì hàng ngày với cường độ vừa phải

Đi bộ  là cách tập thể dục tốt nhất với người bệnh mạch vành. Nên tập 5 - 6 buổi/1 tuần, với cường độ tăng dần, nhưng không quá sức. Trong lúc đi bộ, nếu có biểu hiện khó thở, mệt hay đau ngực nên nghỉ. Đây là giải pháp hiệu quả giúp phát triển các mạch máu mới dưới điểm tắc hẹp (tuần hoàn bàng hệ tim), nhờ đó cải thiện lưu lượng máu tới tim.

Căng thẳng, stress gây co thắt mạch vành, điều này làm tình trạng thiếu máu cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, người bệnh cần ngủ nghỉ, ăn uống điều độ; tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê; không nên làm việc quá sức, hít sâu thở chậm và học cách kiềm chế cảm xúc để giúp giải tỏa stress.

Dùng thêm thảo dược giúp ngăn hình thành mảng xơ vữa

Bên cạnh các thuốc điều trị của bác sĩ, hiện nay có nhiều thảo dược cũng có tác dụng giúp làm giảm cholesterol và làm chậm quá trình hình thành những mảng xơ vữa mạch vành. Để tiện lợi cho người sử dụng, nhiều nhãn hàng dược đã tạo ra sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược dưới dạng viên nén. Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm không hẳn đã giống nhau, bởi vậy bạn cần lựa chọn sản phẩm có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng là cơ sở đáng tin cậy nhất.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch, đã được kiểm chứng lâm sàng

TPBVSK Ích Tâm Khang dùng cho người mạch vành - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế - Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, dùng tốt cho những người mắc các bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Lắng nghe đánh giá của các chuyên gia tim mạch hàng đầu ở Việt Nam về hiệu quả của Ích Tâm Khang Tại Đây.

Có thể bạn cần thêm:

- Xem trải nghiệm của người bệnh trong thời gian sử dụng Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY.

- Xem đầy đủ kết quản nghiên cứu TẠI ĐÂY

Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tim mạch hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang, hãy để lại số điện thoại hoặc gọi điện tới chúng tôi theo số 0983.103.844 – 0964.781.912 để nhận được tư vấn hỗ trợ.

 GPQC số: 00171/2018/ATTP-XNQC

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.