Bất ổn tâm lý vì đại dịch Covid-19 kéo dài

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Một người trẻ khoẻ mạnh, chưa con cái, không chịu áp lực tiền bạc sẽ ít bị ảnh hưởng tâm lý hơn một người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ hoặc một nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.

Trên Guardian, tác giả Kelli María Korducki đã có bài viết chia sẻ về tình trạng tâm lý của mình: Một vài tuần trước khi ngồi trên tàu, tôi dành 45 phút để trả lời các email quá hạn. Đây không phải lần đầu tiên tôi điên cuồng phát hiện ra mình quên mất công việc. Tình trạng tồi tệ này bắt đầu khi đại dịch bùng phát. Đến hiện tại khi cuộc sống đang từng bước quay trở lại bình thường, đầu óc tôi vẫn mất tập trung. Tôi tự hỏi làm thế nào để não bộ mình hoàn toàn minh mẫn như trước đây?

Nhiều người bất ổn tâm lý vì dịch Covid-19 kéo dài

Nhiều người bất ổn tâm lý vì dịch Covid-19 kéo dài

Mike Yassa, Giám đốc Trung tâm Sinh học Thần kinh về Học tập và Trí nhớ của UC Irvine và Viện Não UCI, cho rằng nhiều người đã phải trải qua những biến cố tinh thần, cảm thấy khó thích nghi với cuộc sống trong suốt giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19. Và họ sẽ mất một khoảng thời gian mới có thể phục hồi. Cô cũng lý giải thêm sự ức chế tâm lý trong giãn cách xã hội khác nhau giữa từng đối tượng.

Một người trẻ khoẻ mạnh, chưa con cái, không chịu áp lực tiền bạc sẽ ít bị ảnh hưởng tâm lý hơn một người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ hoặc một nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.

Barbara Sahakian, giáo sư tâm lý học thần kinh lâm sàng tại Đại học Cambridge, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu của Đại học Fudan để đánh giá tác động của tâm lý nói trên lên não bộ của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng rất sâu sắc.

"Chúng tôi đã nhận thấy những thay đổi về thể tích ở các vùng thái dương, trán, chẩm, dưới vỏ não, hạch hạnh nhân và hồi hải mã ở những người bị cô lập về mặt xã hội. Sự thay đổi này có thể gây bất lợi nghiêm trọng cho họ trong quá trình giao tiếp và tương tác", Sahakian cho biết.

Sahakian nói: "Mọi người đều có khả năng phục hồi. Nhưng những người bị ảnh hưởng tâm lý nhiều hơn sẽ khó phục hồi hơn. Họ có thể sẽ phải tiếp tục phải mang theo những tác động tâm lý đó trong tương lai dài".

Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ, 30% bệnh nhân mắc Covid-19 có các di chứng về tâm thần sau khi khỏi bệnh. Mắc Covid-19 thể càng nặng các rối loạn tâm thần càng tăng. Một số trường hợp mắc Covid-19 có biểu hiện giảm trí nhớ, một số ảnh hưởng đến trí tuệ như sa sút trí tuệ, mức độ không nặng nhưng cũng có nhiều bất lợi. Các tác động trực tiếp của bệnh lý này đối với cơ thể là gây tổn thương phổi, đường hô hấp, các cơ quan khác trong đó có não cũng bị tổn thương.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đối với người bệnh cũng như đối với cộng đồng là gây tâm lý lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh, khi mắc bệnh nặng có nguy cơ tử vong, nhất là ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính… Những trẻ em đi cách ly, không được gần bố mẹ; những người trong gia đình mắc bệnh; sự kỳ thị của mọi người đối với những gia đình có người mắc; hay trường hợp những người bị mất mát người thân vì dịch bệnh… Đó là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng.

Việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến mọi người khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.

Tuy nhiên, bất chấp những ảnh hưởng đã xảy ra, Sahakian vẫn cho rằng những người đang bất ổn vẫn có thể phục hồi. Lời khuyên được đưa ra là hãy chăm chỉ vận động thể chất, nghe nhạc và tập thói quen thiền.

"Thời gian phục hồi đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn của cả bản thân và những người xung quanh. Nhưng cuộc sống đang dần trở lại và tôi tin rằng bộ não của tôi cũng thế". Sahakian chia sẻ.