Báo động tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ

(ANTĐ) - Theo bác sỹ Nguyễn Thành - Trưởng phòng khám, Bệnh viện Da Liễu Trung ương, vào mùa hè, do thời tiết nóng lên, số lượng người đến khám bệnh tăng, trong đó có những trường hợp trẻ em bị hăm tã, viêm da do tã lót  là đáng báo động nhất.

Báo động tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ

(ANTĐ) - Theo bác sỹ Nguyễn Thành - Trưởng phòng khám, Bệnh viện Da Liễu Trung ương, vào mùa hè, do thời tiết nóng lên, số lượng người đến khám bệnh tăng, trong đó có những trường hợp trẻ em bị hăm tã, viêm da do tã lót  là đáng báo động nhất.

Hãy dùng biện pháp thích hợp để bảo vệ, chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ nhỏ!
Hãy dùng biện pháp thích hợp để bảo vệ, chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ nhỏ!

Không thể phủ nhận, sự ra đời của tã giấy đem đến nhiều tiện lợi cho các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, đôi khi những chiếc tã giấy này lại khiến các bà mẹ đau đầu khi con mình bị viêm da do tã lót.

Đa phần các bà mẹ trẻ đều biết, tã giấy nếu không có độ thấm tốt thì con rất dễ bị hăm vì thế nhiều bà mẹ sẵn sàng "chịu chi" mua những loại tã giấy đắt tiền cho con mình dùng. Nhưng cũng nhiều bà mẹ phải mặt nhăn mày nhó khi mất tiền mà con mình vẫn bị hăm bẹn, đỏ mông.

Gia đình vốn khá giả, lấy chồng gần 3 năm mới sinh được một cô con gái nên không cần phải nói cũng biết gia đình chị M.D. (Đội Cấn, Hà Nội) yêu chiều cháu bé thế nào. Từ quần áo, sữa, bỉm cho đến các dụng cụ như bình sữa, máy hâm sữa... chị đều mua loại tốt nhất, xịn nhất cho con. Thậm chí, ngay cả loại tã giấy đóng cho bé, chị cũng chọn loại xịn, ban đầu là Goon, sau đó xịn hơn lên đến Merries, Moony, Mamy Poko (hàng Nhật) với giá từ 250.000-400.000/bịch. Vậy nhưng, bé gái nhà chị D. vẫn bị hăm bẹn.

Bác sỹ Nguyễn Thanh - Viện Da liễu Trung ương
Bác sỹ Nguyễn Thanh - Viện Da liễu Trung ương

Trường hợp như chị D. xảy ra rất nhiều. Đôi khi, cẩn thận hơn, sau mỗi lần vệ sinh cho con, nhiều bà mẹ còn lấy cả phấn rôm, kem chống hăm bôi cho các bé, nhưng nhiều bé vẫn không thoát khỏi bị hăm. Trái ngược với con chị D., bé S. (nhà ở Phạm Văn Đồng) từ nhỏ chỉ dùng loại bỉm bình dân, thậm chí đôi khi còn dùng khăn xô thay bỉm nhưng bé chưa hề bị hăm hay đỏ ngứa... 

Theo bác sỹ Nguyễn Thành, trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều bệnh nhân nhí bị hăm, lở vùng bẹn, bìu, kèm nhiều mụn ở mông do đóng bỉm đến khám do da bị nhiễm trùng. Nguyên nhân của hiện tượng này do da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông không khí. Đặc biệt trong những ngày hè nóng, hơi nóng, ẩm không thoát được ra ngoài là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trong nước tiểu phát triển trên da của bé.

Theo bác sỹ, nếu tình trạng hăm tã kéo dài, vùng sinh dục của các bé có thể bị tổn thương, dẫn đến đái buốt, viêm hạch bẹn. Ở bé trai, chúng có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của bé về lâu dài.

Theo các bác sĩ Viện Da liễu trung ương, để phòng tránh viêm da do tã lót, quan trọng nhất là phải giữ cho vùng da quấn tã lót, bỉm luôn khô thoáng, sạch sẽ, thay tã lót thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện.

Nếu dùng tã giấy, nên chọn loại thấm hút nhanh, tốt, kích thước phù hợp với cân nặng và khoảng 2 - 3 tiếng phải thay bỉm 1 lần. Có thể dùng nước chè xanh để vệ sinh cho trẻ cũng là một cách rất tốt để bảo vệ làn da của bé.  Bên cạnh đó, nhất thiết tránh việc tự ý điều trị, bôi thuốc lung tung... vì có thể bệnh không khỏi mà còn dị ứng thuốc, gây nguy hiểm cho trẻ.

Hà Anh