Bản lĩnh và nét đẹp văn hóa Tân Hiệp Phát trong 125 ngày vượt qua gian khó

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã tổ chức lễ kỷ niệm 27 năm Ngày thành lập trong một bối cảnh đặc biệt khi doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ”, song không vì thế mà lễ kỷ niệm thiếu tiếng hát, lời ca, thiếu không khí trang trọng và tự hào. Làm được điều ấy, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, văn hóa doanh nghiệp đã thấm vào từng con người Tân Hiệp Phát, thế nên dù có đang ở trong 125 ngày sản xuất “3 tại chỗ” giữa giãn cách xã hội căng thẳng, nét đẹp văn hóa ấy vẫn được thể hiện.
Những tiết mục ghi hình tham gia cuộc thi THP's Got Talent 2021 trong dịp kỷ niệm 27 năm Tân Hiệp Phát, thể hiện nét đẹp văn hóa trong doanh nghiệp

Những tiết mục ghi hình tham gia cuộc thi THP's Got Talent 2021 trong dịp kỷ niệm 27 năm Tân Hiệp Phát,

thể hiện nét đẹp văn hóa trong doanh nghiệp

Buổi lễ đặc biệt chào mừng Ngày truyền thống

Nhớ lại khoảng thời gian thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp bắt đầu từ ngày 19-7-2021, bà Trần Uyên Phương cho hay: “Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, Tân Hiệp Phát không thể vạch sẵn được kế hoạch sẽ “3 tại chỗ” thế nào. Mọi người đều nghĩ chỉ có 2 tuần nhưng sau nhiều lần gia hạn giãn cách, thời gian “3 tại chỗ” đã kéo dài đến 125 ngày”. Chính vì thế nên Tập đoàn đã có lễ kỷ niệm 27 năm Ngày thành lập trong hoàn cảnh ấy. “Thời điểm ấy, mỗi ngày thức dậy chúng tôi đã phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, có lúc tự động viên là qua được một ngày đã là tốt lắm rồi. Vậy mà kỷ niệm 27 năm Ngày truyền thống Tân Hiệp Phát, cán bộ nhân viên vẫn có lời ca tiếng hát. Vì giãn cách nên cách thể hiện rất sáng tạo, linh hoạt, đảm bảo an toàn phòng dịch. Đây là sự sáng tạo về tinh thần, khích lệ toàn thể cán bộ, nhân viên Tập đoàn vượt qua 125 ngày gian khó” - bà Trần Uyên Phương nói.

Theo doanh nhân Trần Uyên Phương, đó là kết quả của việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi “không gì là không thể”. Ngay trong giai đoạn dịch bệnh, Tập đoàn đặt ra quy định với nhân viên là ai vi phạm “5K” sẽ xử phạt bằng tiền, từ đó nâng cao ý thức an toàn cho cả nhà máy. “Chúng tôi chia sẻ với nhân viên, phải tuân thủ tuyệt đối “5K”, không để dịch đến. Duy trì thói quen đó là thực hiện trách nhiệm với bản thân, với xã hội, tạo thói quen tốt trong toàn bộ cán bộ, nhân viên và Tân Hiệp Phát đã từng bước thu được kết quả: lãnh đạo nêu gương, nhân viên tuân thủ và cống hiến” - Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ.

Nói thì như vậy, nhưng văn hóa doanh nghiệp được thực hiện rất linh hoạt. Chẳng hạn như gia đình nào có con nhỏ, gia đình nào ở vùng vàng, vùng cam thì nhân viên làm việc tại nhà qua zoom, toàn đội ngũ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không xao nhãng nhiệm vụ. Để làm được điều này, Trung tâm truyền thông của Tập đoàn phải hoạt động hết công suất, tổ chức bản tin hàng ngày cập nhật tin tức của doanh nghiệp, của đất nước cho cả khối văn phòng và khối sản xuất để toàn bộ nhân viên nắm được thông tin, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. Theo bà Trần Uyên Phương, đây là lúc giá trị cốt lõi của doanh nghiệp “không gì là không thể” được thể hiện. Mọi việc không phải tốt ngay được nhưng chỉ cần mỗi ngày tốt hơn một chút, ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua là được” - bà Trần Uyên Phương cho hay.

Nói về sự xoay sở của doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trong đại dịch, Tiến sĩ Lê Duy Bình - Chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Vietnam đánh giá: “Khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong dịch bệnh thì vô vàn. Trong điều kiện bình thường thì nhiều rào cản không phải quá lớn, nhưng trong đại dịch thì đó là thách thức lớn: như tổ chức sản xuất theo cách mới, an toàn vệ sinh lao động thế nào? Đảm bảo dịch tễ ra sao?... Những rủi ro “vô tiền khoáng hậu” đòi hỏi doanh nghiệp phải có bề dày văn hóa mới vượt qua được”.

Bản lĩnh và nét đẹp văn hóa Tân Hiệp Phát trong 125 ngày vượt qua gian khó ảnh 2

Trao quyền, truyền sức mạnh cho nhân viên nhiều hơn để họ thể hiện

Bà Trần Uyên Phương cho biết, trước thời điểm ngày 19-7-2021, Tập đoàn đề nghị nhân viên đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” thì có khoảng 400 người trong tổng số hơn 1.000 cán bộ nhân viên đăng ký. Sau đó, Tập đoàn tổ chức chia sẻ về phương án sản xuất “3 tại chỗ” này với thông tin cụ thể, minh bạch thì số nhân viên đăng ký ở lại đã lên đến hơn 1.000 người. Trong suốt thời gian 125 ngày “3 tại chỗ”, lãnh đạo, nhân viên tập đoàn đã ghi nhận nhiều câu chuyện cảm động.

“Một nhân viên phụ trách bộ phận an ninh của công ty có người thân mất nhưng vì nghĩ đến an toàn của công ty, thực hiện nghiêm quy định nên nhân viên này không thể về nhà chịu tang. Anh cũng không chia sẻ câu chuyện của mình cho đến khi có người thấy anh tâm trạng mới hỏi và được biết. Một câu chuyện khác nữa là tôi nhận được tin nhắn riêng của một nhân viên nói: Hơn 3 tháng qua, đôi dép em đi đã mỏng đến sắp gãy làm đôi, chị có thể cho phép người nhà em gửi dép vào và em tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ” không?”. Vậy mới thấy văn hóa doanh nghiệp được xây dựng, hun đúc qua nhiều năm, mỗi ngày từng chút một đã thấm sâu vào người lao động, để họ đồng hành cùng chúng tôi”- bà Trần Uyên Phương nói.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, để nhân viên tình nguyện đồng hành cùng tập đoàn, lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn cũng phải làm gương. Bản thân bà Trần Uyên Phương phải ở lại nhà máy trong suốt thời gian “3 tại chỗ”, cũng có những bí bách, mệt mỏi, phải ký duyệt từng giấy ra vào nhà máy để kiểm soát phòng dịch nhưng vẫn phải tuyệt đối tuân thủ.

“Chúng tôi đưa ra mục tiêu thách thức cho bản thân và phải tìm cách vượt qua. Mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp đều nhìn thấy và vượt qua một điểm yếu khác nhau, nhưng cán bộ, nhân viên được trang bị kỹ năng khác nhau. Nhìn lại chúng tôi thấy tự hào. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ xây dựng thói quen, mà văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện hành vi, thói quen, cách ứng xử, kỹ năng phản hồi… của Tân Hiệp Phát được đồng thuận, ghi nhận. Dịch bệnh đã chứng minh cần trao quyền và truyền sức mạnh cho nhân viên nhiều hơn để họ thể hiện. Vì vậy, trong “mùa dịch”, chúng tôi vẫn tổ chức đào tạo, thi lên chức từ công nhân, nhân viên đứng máy đến cán bộ quản lý”.

Đánh giá về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, xây dựng văn hóa là tạo dựng sức mạnh, sự phát triển cho doanh nghiệp. “Văn hóa xây dựng được xây dựng dựa trên niềm tin, sự tin cậy của người lao động với doanh nghiệp. Ngược lại, khi khó khăn doanh nghiệp vẫn phải quan tâm đến người động, đến môi trường làm việc, đến con người, tạo điều kiện để công nhân viên phát huy sáng kiến, thực hiện công bằng, tuân thủ pháp luật… Làm được điều đó thì dù trong bối cảnh khủng hoảng, doanh nghiệp cũng vượt qua được” - ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến số lượng doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường đạt mức kỷ lục từ trước đến nay vào tháng 9-2021, nhưng dịch bệnh cũng chứng minh khả năng chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của doanh nghiệp, đặc biệt là tại những doanh nghiệp có nền tảng văn hóa. Tân Hiệp Phát một lần nữa khẳng định tinh thần “không gì là không thể” vì đến hiện tại, họ đã an toàn vượt qua đỉnh dịch, cán bộ nhân viên đồng lòng sống chung với dịch.

Dịch bệnh đã chứng minh cần trao quyền và truyền sức mạnh cho nhân viên nhiều hơn để họ thể hiện. Vì vậy, trong mùa dịch, chúng tôi vẫn tổ chức đào tạo, thi lên chức từ công nhân, nhân viên đứng máy đến cán bộ quản lý”.

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương