Bãi đá Scarborough: Tâm điểm đối đầu mới giữa Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông

ANTĐ - Theo nhà phân tích Zack Cooper và Gregory B. Poling tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), bãi đá Scarborough sẽ là nơi đối đầu tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông do vị trí địa lí chiến lược của bãi đá này.

Vào hôm 19-3, Tư lệnh hải quân Mỹ John Richardson nói với hãng tin Reuters rằng, Mỹ đang giám sát hoạt động của Trung Quốc gần bãi đá Scarborough do nghi ngờ đây là nơi tiếp theo Bắc Kinh sẽ tiến hành cải tạo đất hoặc xây dựng các cơ sở quân sự trái phép.
Dự đoán này hoàn toàn chính xác sau khi vào hôm 25-4, tờ SCMP trích dẫn một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh sẽ thiết lập một “tiền đồn” trên bãi cạn Scarborough trong năm nay.

Ti sao li là bãi đá Scarborough?

Bãi Scarborough nằm cách 120 hải lý tính so với đảo Luzon của Philippines và 185 hải lý tính từ Manila. Nó nằm tại một khu vực không có nhiều hòn đảo khác và cách đều hơn 250 hải lí đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Chủ quyền của bãi đá Scarborough đang là tranh cãi giữa Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Vào năm 2012, Philippines đành chịu thua sau 10 tuần đụng độ gay gắt với Trung Quốc và đã rút các tàu biển của nước mình ra khỏi vùng nước xung quanh bãi đá Scarborough.
Bãi đá Scarborough: Tâm điểm đối đầu mới giữa Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông ảnh 1Bãi đá Scarborough có vị trí chiến lược trên biển Đông

Nếu Trung Quốc thực hiện cải tạo đất tại Scarborough, điều này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc duy trì sự hiện diện trên khắp Biển Đông và thậm chí mở rộng phạm vi hoạt động đến các khu vực đảo chính của Philippines. Đây sẽ là một mối quan ngại vô cùng lớn với cả quân đội Philippines và Mỹ, nước vốn vừa đạt được thoả thuận tăng cường hợp tác quân sự với chính phủ Manila và sẽ sớm triển khai thiết bị quân sự đến các căn cứ tại đây.

Nhng h quả đến từ hành động của Trung Quốc

 Việc cải tạo đất của Trung Quốc ở bãi đá Scarborough sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Philippines và Mỹ. Từ góc độ an ninh, nó sẽ làm suy yếu kế hoạch của Mỹ nhằm duy trì an ninh trong khu vực. Một sân bay hoặc cảng biển ở Scarborough sẽ tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc trong và xung quanh Biển Đông, cũng như ảnh hướng lớn đến Mỹ và đồng minh trong việc chuẩn bị một kế hoạch đối phó khủng hoảng tại Biển Đông.

Việc cải tạo bãi Scarborough cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái. Toà án quốc tế nhiều khả năng sẽ tuyên bố Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế với việc tàn phá môi trường xung quanh quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động cải tạo mới tại Scarborough sẽ là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng lờ đi các quyết định của toà án và tiếp tục vi phạm các luật lệ chung.

Từ quan điểm ngoại giao, việc cải tạo Scarborough có thể là dấu chấm hết cho những nỗ lực ngoại giao của ASEAN nhằm giải quyết xung đột bằng đối thoại. Trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông, các nước ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý giải quyết vấn đề một cách kiềm chế, do đó, sự cải tạo tại Scarborough sẽ vi phạm nguyên tắc căn bản.

S phn ứng hiệu quả từ Mỹ và Philippines

Theo nhà phân tích Zack Cooper và Gregory B. Poling, mặc dù Washington và Manila gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với chiến thuật thay đổi hiện trạng mà không cần sử dụng vũ lực của Trung Quốc, tuy nhiên, với những sự mất mát về an ninh, môi trường, và ngoại giao của việc cải tạo đất tại Scarborough có thể gây ra, những phản ứng thích đáng là điều cần phải thực hiện.

Hải quân Mỹ và Philippines cần phối hợp để đối phó với Trung Quốc

Bước đầu tiên ngăn cản hoạt động của Trung Quốc là Washington và Manila phải chia sẻ thông tin tình báo với nhau. Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về sự yếu kém trong hoạt động tình báo của các nước trong khu vực để có các hành động leo thang căng thẳng bất ngờ. 2 đồng minh Mỹ và Philippines không nên chỉ thu thập thông tin tình báo riêng mà còn phải chia sẻ và tham vấn cùng nhau để đối phó với bất kì vụ cải tạo đất nào của Trung Quốc.

Phản ứng thứ 2 để tạo ra một sự răn đe thành công đó chính là truyền đạt rõ ràng về quyền hạn và những động thái Mỹ có thể thực hiện nếu có bất kì diễn biến nào vượt ngoài phạm vi ngoại giao. Bên cạnh việc làm rõ vai trò trung lập của mình tại Biển Đông, Washington cũng cần khẳng định rằng, theo điều V của hiệp ước quốc phòng Mỹ - Philippines, lực lượng quân đội Mỹ có quyền can thiệp nếu quân đội Philippines bị tấn công.

Bước cuối cùng và khó khăn nhất trong việc ngăn chặn Trung Quốc cải tạo bãi cạn Scarborough đó là chuẩn bị thiết bị quân sự cho Philippines sẵn sàng triển khai trong thời gian ngắn. Mặc dù có khoảng cách lớn trong khả năng của hải quân Philippines và Mỹ, nhưng Philippines vẫn phải đi đầu trong việc chống lại các hoạt động của Trung Quốc tại Scarborough. Nếu một tàu của Mỹ tự do tiến đến gần bãi Scarborough, đây có thể trở thành lí do để Trung Quốc phản pháo, do trên danh nghĩa, Washington không phải là bên liên quan trong tranh chấp này.

Chắc chắn Philippines cần có sự chuẩn bị cho chính mình, có thể chỉ là một vài tàu tuần tra nhỏ như lớp Hamilton của hải quân đội Mỹ. Cùng lúc đó, các tàu chiến Mỹ sẽ hoạt động ở phía xa, đủ để khiến Trung Quốc hiểu rằng, họ sẽ hành động nếu có bất kì vấn đề nào với lực lượng của Philippines. Các tàu của Phillippines không cần phải thực hiện các biện pháp mạnh như chặn đường vào bãi Scarborough nhưng vẫn có thể khiến hoạt động bồi đắp, cải tạo của Trung Quốc tại đây diễn ra khó khăn hơn nếu có sự hiện diện thường xuyên cùng Mỹ.

Mặc dù có lực lượng hải quân hùng hậu, Bắc Kinh vẫn phải dè chừng với một cuộc xung đột quân sự trên Biển Đông, đặc biệt là với Mỹ. Trung Quốc sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiên quyết hành động bằng cách sử dụng vũ lực hoặc trì hoãn kế hoạch cải tạo bãi Scarborough vì lo sợ đối đầu.