Bắc Kinh đau đầu trước câu hỏi: “Trung Quốc phải làm gì với Mỹ?”

ANTĐ - Ngày 26/06, tờ “South China Morning Post” của Hồng Kông đã có bài viết với tiêu đề: “Mỹ vẫn đang bảo hộ Nhật Bản và Đài Loan, chiến tranh lạnh vẫn chưa kết thúc”, trong đó họ đặt ra câu hỏi “Trung Quốc nên làm gì với Mỹ?” 

Trong bài viết của mình, “South China Morning Post” phân tích, thông thường khi đề cập đến “Chiến tranh lạnh” người ta vẫn coi nó là một chủ đề lịch sử. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sup đổ, “Chiến tranh lạnh” vẫn chưa kết thúc mà dường như nó vẫn tồn tại, nhưng biến tướng dưới một hình thái khác rất khó nhận biết.

Bài báo cho biết, ngày 25/06 là sinh nhật của George Orwell. Ngay sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, ông chính là người đầu tiên sáng tạo ra thuật ngữ “chiến tranh lạnh” trong một bài viết của mình và được sử dụng cho đến bay giờ. Khi đó, ông lo lắng, sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân sẽ biến Hoa Kỳ trở thành “vô địch”, nhưng chiến tranh lạnh sẽ không bao giờ kết thúc.

Hiện nay, Nga và Mỹ đang triển khai một cuộc đấu căng thẳng ở Syria khi lần lượt hỗ trợ cho các phe phái khác nhau ở đất nước đang bị xâu xé bởi nội chiến này. Tuy vậy, trong khi cả thế giới đang chăm chú theo dõi tình hình chiến sự ở Damascus, thì tâm chấn của một cuộc “Chiến tranh lạnh” mới đang lặng lẽ di chuyển về phía đông.

Bắc Kinh đau đầu trước câu hỏi: “Trung Quốc phải làm gì với Mỹ?” ảnh 1
Mỹ đang điều chuyển 60% binh lực không quân và hải quân về châu Á - Thái Bình Dương

Gần đây, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Chuck Hagel một lần nữa đã nhắc đến vấn đề, Washington đang chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương, từ nay đến 2020 sẽ điều động đến khu vực này khoảng 60% binh lực hải quân và không quân. Trong con mắt của Bắc Kinh, dường như Mỹ đang tài hiện chính sách ngăn chặn giống như dưới thời Tổng thống Hary Truman.

Mỹ tiếp tục vươn “cái vòi bạch tuộc” sang khu vực này để cung cấp vũ khí và lập ô bảo hộ một số đồng minh của họ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng không xuất phát từ nguyên nhân là vũ khí hạt nhân như trước đây. May mắn thay là chiến tranh thế giới thứ 3 không bùng phát từ khu vực này.

Như cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman từng biểu thị, sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc đã khiến cho quan hệ Trung - Mỹ bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cân bằng trong chính sách chiến lược, hợp tác trong nghi kỵ và phá hoại kinh tế lẫn nhau.

“South China Morning Post” đặt ra câu hỏi: Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh lạnh đích thực. Hoa Kỳ đang dồn dập tăng cường lực lượng về châu Á - Thái Bình Dương mà không cần một lời giải thích rõ ràng, việc Mỹ răn đe can thiệp vũ trang vào Syria cũng là như vậy. Mẫu số chung cho cả 2 vấn đề này là một câu hỏi: “Sau những sự việc này, Trung Quốc nên làm gì với Mỹ?”