[ẢNH] Thổ Nhĩ Kỳ dự định cấm tàu Nga đi qua eo biển Bosphorus

ANTD.VN -Thổ Nhĩ Kỳ có ý định chấm dứt tham gia Công ước Montreux, trong đó ngụ ý hạn chế rất nghiêm trọng việc tàu chiến Nga đi qua vùng Biển Đen đến Địa Trung Hải cũng như quay trở lại.
Được biết, ý định trên của Ankara chủ yếu là do nước này đã lên kế hoạch xây dựng một con kênh thứ hai mà bỏ qua Công ước Montreux, cho phép Ankara cấm tàu của hải quân Nga đi vào Biển Địa Trung Hải, nhưng lại cho phép các tàu NATO hiện diện ở vùng biển của Biển Đen với số lượng gần như không giới hạn.

Được biết, ý định trên của Ankara chủ yếu là do nước này đã lên kế hoạch xây dựng một con kênh thứ hai mà bỏ qua Công ước Montreux, cho phép Ankara cấm tàu của ​​hải quân Nga đi vào Biển Địa Trung Hải, nhưng lại cho phép các tàu NATO hiện diện ở vùng biển của Biển Đen với số lượng gần như không giới hạn.

Hiện tại, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước NATO được cho là tốt đẹp, và với sự căng thẳng trong quan hệ Ankara-Moscow về vấn đề Syria, điều này cũng có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho hải quân Nga.

Hiện tại, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước NATO được cho là tốt đẹp, và với sự căng thẳng trong quan hệ Ankara-Moscow về vấn đề Syria, điều này cũng có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho hải quân Nga.

“Một khi kênh đào Istanbul được xây dựng, Công ước Montreux sẽ không còn tồn tại, và có thể dẫn đến căng thẳng rất nghiêm trọng dọc theo biên giới phía Nam của Nga”, các nhà phân tích bình luận.

“Một khi kênh đào Istanbul được xây dựng, Công ước Montreux sẽ không còn tồn tại, và có thể dẫn đến căng thẳng rất nghiêm trọng dọc theo biên giới phía Nam của Nga”, các nhà phân tích bình luận.

Trước đó, hôm 27-3, Bộ trưởng Môi trường Thổ Nhĩ Kỳ Murat Kurum cho biết, quốc gia này đã phê duyệt kế hoạch phát triển một kênh đào khổng lồ ngay sát thành phố Istanbul.

Trước đó, hôm 27-3, Bộ trưởng Môi trường Thổ Nhĩ Kỳ Murat Kurum cho biết, quốc gia này đã phê duyệt kế hoạch phát triển một kênh đào khổng lồ ngay sát thành phố Istanbul.

Dự kiến, kênh đào Istanbul có kinh phí xây dựng 75 tỷ lira (9,2 tỷ USD) và sẽ kết nối Biển Đen ở phía Bắc Istanbul với biển Marmara ở phía Nam thành phố.

Dự kiến, kênh đào Istanbul có kinh phí xây dựng 75 tỷ lira (9,2 tỷ USD) và sẽ kết nối Biển Đen ở phía Bắc Istanbul với biển Marmara ở phía Nam thành phố.

Tuy nhiên, dự án kênh đào ở Istanbul đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích giữa lúc nước này đang đối phó với đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, dự án kênh đào ở Istanbul đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích giữa lúc nước này đang đối phó với đại dịch Covid-19.

“Istanbul đang phải đối mặt với vụ án tham nhũng lớn nhất trong lịch sử. Trái với thông lệ, quy hoạch phân vùng đã được phê duyệt sau những cánh cửa đóng kín, mà không quan tâm đến ý kiến của bất kỳ tổ chức hay hiệp hội thương mại nào, và không có cuộc thảo luận trong các ủy ban cũng như cuộc họp của thành phố Istanbul”, Gürsel Tekin, một nghị sĩ từ đảng đối lập Cumhuriyet Halk Partisi nói.

“Istanbul đang phải đối mặt với vụ án tham nhũng lớn nhất trong lịch sử. Trái với thông lệ, quy hoạch phân vùng đã được phê duyệt sau những cánh cửa đóng kín, mà không quan tâm đến ý kiến ​​của bất kỳ tổ chức hay hiệp hội thương mại nào, và không có cuộc thảo luận trong các ủy ban cũng như cuộc họp của thành phố Istanbul”, Gürsel Tekin, một nghị sĩ từ đảng đối lập Cumhuriyet Halk Partisi nói.

Trong khi đó, Thị trưởng Istanbul Ekrem Imamoglu, thành viên của đảng đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã chỉ trích mạnh mẽ dự án. Ông cho rằng, dự án khi được triển khai sẽ tàn phá môi trường và gây ô nhiễm tài nguyên nước ngọt xung quanh thành phố 15 triệu dân.

Trong khi đó, Thị trưởng Istanbul Ekrem Imamoglu, thành viên của đảng đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã chỉ trích mạnh mẽ dự án. Ông cho rằng, dự án khi được triển khai sẽ tàn phá môi trường và gây ô nhiễm tài nguyên nước ngọt xung quanh thành phố 15 triệu dân.

Eo biển Bosphorus hoàn toàn do Ankara kiểm soát, có chiều dài 31 km, ngăn cách giữa châu Á và châu Âu, là “yết hầu” vào Biển Đen.

Eo biển Bosphorus hoàn toàn do Ankara kiểm soát, có chiều dài 31 km, ngăn cách giữa châu Á và châu Âu, là “yết hầu” vào Biển Đen.

Nó có chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía Bắc (từ Biển Đen ra) và hẹp nhất chỉ 750m, nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari.

Nó có chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía Bắc (từ Biển Đen ra) và hẹp nhất chỉ 750m, nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari.