Ấn Độ phát triển công nghệ đẩy bằng khí cho tàu ngầm

ANTĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ trước quốc hội cho biết, Hải quân Ấn Độ vừa mới thông báo một gói thầu gồm 6 tàu ngầm sử dụng công nghệ đẩy độc lập bằng khí nhưng Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) cũng đang phát triển một công nghệ tương tự cho riêng họ.

Trong thư trả lời quốc hội, ông Antony cho biết “DRDO đề nghị phát triển một công nghệ có thể giảm bớt khả năng bị nguy hiểm của Hải quân Ấn Độ hiện nay. Phòng nghiên cứu vật liệu Hải quân (NMRL) Ấn Độ, Ambernath, thuộc quản lý của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng DRDO đang phát triển một dự án trình diễn công nghệ mang tên “Sự phát triển của nguyên mẫu trên mặt đất Hệ thống đẩy độc lập bằng khí AIP” cho hệ thống đẩy của tàu ngầm. Hệ thống này sẽ được đưa ra thử nghiệm vào năm 2015.”

Năm trước, Bộ quốc phòng Ấn Độ đã hủy kế hoạch mời thầu 6 tàu ngầm thông thường sử dụng công nghệ AIP cũng như bác bỏ khuyến nghị phải đưa ra đấu thầu rộng rãi vào cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012.

Năm 2004, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận sản xuất được cấp phép cho gói 6 tàu ngầm thông thường Scorpene trị giá 3,9 tỉ USD nhưng việc sản xuất đã bị trì hoãn tới gần 2 năm.

Theo kiến nghị mới nhất thì 6 tàu ngầm phải được đưa ra đấu thầu, trong số đó có ba chiếc có lẽ sẽ được đóng tại tập đoàn đóng tàu nhà nước Mazagon Docks ở Mumbai; một chiếc được đóng tại tập đoàn Hindustan Shipyard (cũng là một tập đoàn nhà nước) ở Visakhapatnam với sự giúp đõ của một đối tác nước ngoài và hai chiếc khác được mua trực tiếp từ nước ngoài.

Sáu tàu ngầm này đang được mời thầu nằm trong chương trình Dự án 75 của Hải quân Ấn Độ. Tất cả sẽ được trang bị khả năng tàng hình, tấn công trên bộ và tích hợp nhiều công nghệ mới của tương lai như các hệ thống đẩy AIP nhằm tăng khả năng tác chiến của chúng.

 Hệ thống đẩy bằng khí là một công nghệ đẩy được Pháp phát triển có tên khác là hệ thống MESMA (Module d'Energie Sous-Marine Autonome) của Pháp do tập đoàn đóng tàu Pháp DCN cung cấp cho các tàu ngầm loại Scorpène. Nó là một phiên bản cải tiến rất quan trọng của hệ thống đẩy sử dụng năng lượng nguyên tử của họ trong đó sức nóng được tạo ra bởi quá trình đốt ethanol và oxy. Một hệ thống phát điện turbine sử dụng hơi nước được tạo ra từ quá trình đốt ethanol (cồn ngũ cốc) và oxy dược lưu giữ ở áp suất 60atm. Việc đốt ethanol ở áp suất như vậy cho phép khí thải carbon dioxide được đẩy lên phía trên ở bất cứ độ sâu nào mà không cần bộ nén khí thải.

Mỗi hệ thống MESMA trị giá khoảng 50 đến 60 triệu USD. Khi được lắp đặt trên tàu ngầm Scorpene, nó cần bổ sung thêm một khoang lớn rộng lớn vào tàu ngầm và việc làm này giúp tàu ngầm có thể hoạt động hơn 21 ngày dưới nước phụ thuộc vào những biến đổi như tốc độ chẳng hạn.