Amsterdam hạn chế du khách để tự… cứu mình

ANTD.VN - Một báo cáo gần đây của Chính phủ cho thấy, một số thành phố lớn ở Ấn Độ, trong đó có New Delhi, có thể cạn kiệt nguồn nước ngầm ngay từ năm 2020. Đối với nhiều người dân ở thành phố 29 triệu dân này, cuộc khủng hoảng về nước sạch đã gây xáo trộn cho cuộc sống hàng ngày, thậm chí dẫn đến chết người.

Amsterdam hạn chế du khách để tự… cứu mình ảnh 1Một đoạn phố thuộc quận đèn đỏ ở Amsterdam mùa hè 2018

Những năm gần đây, Thủ đô Amsterdam của Hà Lan, với dân số 850.000 người, không thể đủ sức ứng phó với 18 triệu khách du lịch mỗi năm. Các nhà quy hoạch thành phố đang thử nghiệm hạn chế số du khách này.

Ông Stephen Haodes, 70 tuổi trầm ngâm đứng ở góc một ngã tư trung tâm lịch sử của Amsterdam. Từ đây, ông nhìn về phía ga trung tâm, nơi cứ vài phút lại có một chuyến tàu dừng lại và đổ xuống hàng đoàn du khách cùng hành lý bước vào thành phố. Gần đó, các tàu du lịch chuyến nào cũng đầy khách cập bến hay rời đi.

Ngay phía trước là khách sạn Victoria, nằm giữa khu vực mua sắm Damrak và khu đèn đỏ đặc kín các nhóm khách du lịch đi xe đạp thuê ngang qua. Thay vì nhìn đường, họ nhìn chằm chằm vào Google Map trên điện thoại thông minh. Ông Hodes đếm được có tới 3 tai nạn và 4 vụ va chạm chỉ trong vòng 20 phút. Đó là cảnh hỗn loạn thường thấy vào mùa hè ở Amsterdam.

Liên tiếp chiến dịch chấn chỉnh khách du lịch

Thực tế, Amsterdam bị quá tải bởi du khách. Trong số 18 triệu khách du lịch mỗi năm hiện nay, đa phần ở lại 3 đêm liền và khoảng 10% ở lại 1 tuần. Thiết kế ban đầu của thành phố không chứa được quá đông người như vậy. Đội ngũ của tân Thị trưởng Amsterdam Femke Halsema gần đây đã thu thập sáng kiến để áp dụng các quy tắc sao cho vẫn duy trì được sự tự do nhưng giúp cải thiện chất lượng dịch vụ.

Hai năm trước, Amsterdam đã đưa ra chương trình “Thành phố cân bằng”, trong đó có một loạt biện pháp nghiêm ngặt: Cư dân được phép cho thuê căn hộ và nhà ở tối đa 60 ngày một năm và vào năm 2019, hạn mức này sẽ giảm xuống còn 30 ngày trong khi cấm xây dựng các khách sạn mới. Kể từ tháng 11-2017, chính quyền thành phố cũng cấm sử dụng xe đạp có chở thùng bia giống như bữa tiệc di động.

Một biện pháp mang tính cách mạng hơn là quyết định cấm các doanh nghiệp phục vụ riêng cho khách du lịch: cửa hàng lưu niệm, ki-ốt bưu thiếp, cửa hàng phô mai, bánh quế gọi là Nutella. Lệnh cấm này đã có hiệu lực được 10 tháng và áp dụng với các cửa hàng mới mở. 

Chưa hết, chính quyền thành phố còn phát động chiến dịch “Thưởng thức và tôn trọng”, hướng đến những hành vi văn minh nơi công cộng. Chiến dịch nhắm vào những vị khách thường xuyên nhất của Amsterdam: Những người đàn ông độ tuổi từ 18 đến 34 thích tiệc tùng, rượu và ma túy, phần lớn đến từ Vương quốc Anh, Đức hoặc vùng nông thôn của Hà Lan.

Bất cứ khi nào những người này đăng nhập vào Internet trong khu đèn đỏ hay khu vui chơi giải trí Leidseplein, trên màn hình điện thoại của họ lại hiện lên khẩu hiệu nhắc nhở rằng Amsterdam xứng đáng được tôn trọng và lưu ý, mọi người đều có thể bị phạt 140 euro nếu hát to, gây lộn xộn, xả rác và tiểu bậy. Ngay cả uống rượu trên đường phố cũng bị phạt 90 euro. Hai tuần trước, tân Thị trưởng Amsterdam Femke Halsema thông báo rằng Handhaver, tên gọi chung của đội ngũ nhân viên thực thi những quy tắc này có thể thu tiền phạt tại chỗ bằng cách sử dụng thiết bị đọc thẻ tín dụng.

 Vào những đêm thứ sáu ở khu đèn đỏ của Amsterdam, người ta còn thấy những người mặc áo phông màu cam in chữ “chủ nhà” đứng trên cầu và trong những hẻm nhỏ của thành phố nhắc nhở du khách là thực tế vẫn có khoảng 3.000 cư dân đang sống ở đó và cần sự yên tĩnh.

Cần giải pháp căn cơ, triệt để

Từ những năm 1970, ông Hodes là một trong những người đầu tiên cho thuê xe đạp ở Amsterdam. Sau đó, ông chuyển đến New York, làm công việc tiếp thị cho văn phòng du lịch Hà Lan. Là người quảng bá Amsterdam cho người Mỹ, chuyên gia du lịch này luôn tự hào đây là thành phố của văn hóa, của cuộc sống về đêm, tự do tình dục hay sử dụng ma túy hợp pháp. Tuy vậy, giờ sau 30 năm, ông lại cảm thấy đau khổ với thực trạng của thành phố hiện tại. “Một thành phố bên bờ vực sụp đổ. Nhiều người sợ rằng nó sẽ trở thành một công viên giải trí và những cư dân cuối cùng rồi sẽ biến mất”, ông Hodes day dứt.

Chuyên gia du lịch Stephen Hodes cho rằng những biện pháp của chính quyền địa phương vẫn chưa triệt để. Bất chấp những nỗ lực của thành phố, Amsterdam vẫn dày đặc những tốp người đẩy nhau qua những con ngõ hẹp, qua cửa sổ có những chủ nhà đang sống trong sợ hãi trước ồn ã, náo động bên ngoài.

Đâu đó trên phố vẫn có những người đàn ông mặc trang phục siêu nhân, say xỉn và gục tại chỗ. Xe đạp bia có thể đã bị cấm, nhưng hiện tượng mới nổi lên là các du thuyền cocktail lướt qua kênh đào với âm thanh chát chúa. Gần đây, Amsterdam đã tân trang lại bãi biển phía Đông ở Zandvoort và người ta hy vọng, khách du lịch sẽ được chuyển hướng đến đó để giảm tải cho trung tâm thành phố.