5 bí quyết của Hàn Quốc

(ANTĐ) - Lần đầu tiên, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về phòng chống tham nhũng với một cơ quan đồng cấp của nước ngoài. Đó là Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc. Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban của Hàn Quốc nhấn mạnh, Việt Nam cũng như Hàn Quốc giống nhau trong một số lĩnh vực, tham nhũng gần như là tập quán. Giờ đây cần phải thay đổi tập quán xấu đó.

5 bí quyết của Hàn Quốc

(ANTĐ) - Lần đầu tiên, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về phòng chống tham nhũng với một cơ quan đồng cấp của nước ngoài. Đó là Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc. Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban của Hàn Quốc nhấn mạnh, Việt Nam cũng như Hàn Quốc giống nhau trong một số lĩnh vực, tham nhũng gần như là tập quán. Giờ đây cần phải thay đổi tập quán xấu đó.

Kể lại chuyến thăm Hàn Quốc mới đây, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, cho biết, ngoài thành tựu phát triển kinh tế ngoạn mục, Hàn Quốc còn là một quốc gia làm tốt công tác phòng chống tham nhũng với một số bí quyết mà Việt Nam cần phải học tập, trao đổi kinh nghiệm và có chọn lọc. Chế độ chính trị khác nhau, hệ thống tổ chức Nhà nước khác nhau thì sẽ có biện pháp khác nhau. Song, trong phòng chống tham nhũng đều có chung một điểm là phải công khai, minh bạch, xử lý nghiêm loại tội phạm này.

Hàn Quốc đã chứng minh những biện pháp rất quyết liệt với “bàn tay sắt” chống tham nhũng như vụ cựu Tổng thống cũng bị điều tra khi có nghi vấn về tham nhũng. Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng của Hàn Quốc chỉ rõ: “Vấn đề không phải là nước bạn giàu có như thế nào, mà quan trọng hơn là phải biến đất nước mình thành đất nước liêm chính, minh bạch, vì chỉ có liêm chính mới giúp quốc gia giàu có và vững mạnh”. Để công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả, phía bạn khuyến nghị Việt Nam phải mở những chiến dịch sâu rộng có sự tham gia của Nhà nước và người dân để thay đổi những thói quen xấu dù nhỏ nhất trong sinh hoạt.

Đồng thời phải coi những hành vi lãng phí, không giữ lời hứa hoặc kéo dài thời gian không cần thiết để giải quyết việc cho dân… cũng là hành vi tham nhũng. Ý ông Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng Hàn Quốc muốn nói đến là quà tặng ngày lễ, ngày Tết cũng phải công khai, minh bạch. Hàn Quốc có 5 bí quyết chống tham nhũng thành công.

Một là “muốn cho dòng nước trong thì đầu nguồn phải chảy”, điều này được hiểu là muốn công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả, thì từ lãnh đạo cao nhất phải gương mẫu. Hai là “quy luật của ánh sáng” - mọi việc phải sáng tỏ, tạo sự giám sát của quần chúng nhân dân. Ba là “cá phải ướp muối” thì mới không bị ươn thối. Muốn phòng chống tham nhũng thì phải có luật pháp nghiêm minh. Bốn là “tự chọn lọc”. Trong rổ táo có quả thối thì phải vứt ra ngay không cho lây sang quả khác. Một cơ quan mà có người tham nhũng là phải phát hiện ra và xử lý nghiêm để ngăn chặn. Năm là “quy luật về sức mạnh tổng hợp”. Muốn chống tham nhũng thì phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Soi vào 5 “bí quyết”… công khai của Hàn Quốc trong công cuộc phòng chống tham nhũng, có thể nói, Việt Nam gần như cũng có đủ. Đảng, Nhà nước luôn khẳng định và thể hiện quyết tâm chính trị: Nếu có tham nhũng là phải xử lý, bất kể đối tượng tham nhung là ai, ở cương vị nào. Trong bí quyết “cá phải ướp muối” thì mới không bị ươn, dân gian ta cũng có câu tục ngữ: “Cá không ăn muối cá ươn”, xem ra thật chí lý và cùng một ý tưởng.

Bí quyết thứ tư cũng trùng lặp. Trong rổ táo có quả thối là phải vứt ra không cho lây lan, thì ta cũng có câu “Con sâu làm rầu nồi canh”, phải nhặt sâu ra để khỏi hỏng nồi canh. Hoặc nếu sâu to, sâu nhiều thì phải hy sinh nồi canh kẻo biến thành nồi… canh sâu. Có thể nói, bí quyết chống tham nhũng và quyết tâm chống tham nhũng không thiếu. Vấn đề là biện pháp và hành động như thế nào.

Đan Thanh