40 công nhân Ấn Độ bị bắt cóc ở Mosul

ANTĐ - Ấn Độ đã xác nhận 40 công dân nước này bị bắt cóc tại thành phố Mosul của Iraq, sau nhiều ngày mất liên lạc với gia đình.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cho biết: “40 người đàn ông bị bắt cóc là công nhân Ấn Độ của công ty Tariq Al Noor Huda tại Mosul. Hiện tại chúng tôi chưa nhận được bất kỳ cuộc gọi yêu cầu tiền chuộc và vẫn chưa xác định được nơi giam giữ họ”.

Máy bay chiến đấu của Sunni đã nắm giữ một số thị trấn và thành phố Iraq, bao gồm cả Mosul, trong tuần qua


Một đường dây trợ giúp 24 giờ đã được thiết lập cho các gia đình và một đặc phái viên được gửi tới Baghdad.

Hiện tại có khoảng 10.000 công dân Ấn Độ đang làm việc tại Iraq, chủ yếu ở các khu vực không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa Nhà nước Hồi giáo Iraq, Levant (Isil) và quân đội quốc gia. Tuy nhiên khoảng 100 công nhân Ấn Độ đang bị mắc kẹt trong khu vực bị tàn phá bởi Isil.

Hầu hết các con tin đều đến từ các tiểu bang Punjab phía bắc Ấn Độ và đang làm việc cho công ty Tariq Al Noor Huda ở Mosul. Em gái của một trong những người bị bắt cóc nói rằng gia đình đã mất liên lạc với anh trai từ chủ nhật tuần trước.

Từ lâu, các chiến binh Hồi giáo đã coi Ấn Độ là một mục tiêu. Một video của al-Qaeda phát hành tuần trước đã kêu gọi người Hồi giáo Ấn Độ thực hiện theo các ví dụ về Syria, Iraq nhằm khởi động một cuộc thánh chiến chống lại chính phủ.

Trước đó, vào thứ ba (17/6), chính phủ Ấn Độ cho biết họ đã liên lạc với 46 y tá nước này đang bị mắc kẹt trong một bệnh viện ở Tikrit. Tikrit và Mosul là hai trong nhiều thành phố đang bị nắm giữ bởi các nhóm chiến binh Sunni ISIS trong tuần qua.

Các y tá cho biết họ được an toàn, nhưng hiện tại họ vẫn chưa nhận được tiền lương của 3 tháng công tác tại bệnh viện. Họ bị giới hạn trong ký túc xá và đã không làm việc vài ngày vì chỉ có khoa cấp cứu tại bệnh viện được làm việc. Trong khi một nhóm 14 y tá muốn trở về nhà, những người khác nói rằng họ muốn làm việc ở các khu vực khác an toàn hơn của Iraq.

Ấn Độ nói rằng Hội Trăng lưỡi liềm đỏ (The Red Crescent) đã liên lạc và cung cấp hỗ trợ đến các y tá ở Tikrit, nhưng điều nên làm là để các y tá tiếp tục trong bệnh viện thay vì đưa họ trở về bằng đường bộ vào thời điểm này.

Theo đó, Ấn Độ đã ban hành một thông báo với công dân nước này là không du lịch tới Iraq, và những người đang ở đây nên nhanh chóng rời khỏi.