10 sai lầm tai hại khi dạy trẻ phụ huynh cần tránh ngay

ANTD.VN - Trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng bởi những gì mà người lớn dạy. Các bậc phụ huynh thường dễ mắc phải những sai lầm khi nuôi dạy trẻ mà không phải ai cũng nhận ra. Dưới đây là 10 sai lầm tai hại khi dạy trẻ phụ huynh cần tránh ngay.

Theo Bright Side đã chỉ ra những sai lầm các bậc cha mẹ hay mắc phải khi nuôi dạy con trẻ.

1. Tâng bốc trẻ thái quá

10 sai lầm tai hại khi dạy trẻ phụ huynh cần tránh ngay ảnh 1

Tâng bốc trẻ thái quá và kỳ vọng ở trẻ quá nhiều gây ra tâm lý tự tin thái quá cho trẻ. Phụ huynh cần phải tránh ngay hành động này

Bạn đã bao giờ nói những câu như "Con là người đặc biệt và duy nhất trên thế giới này" để xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ? Mục đích của bạn rất đúng đắn, nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Tiểu bang Ohio (Mỹ) đã cảnh báo về hậu quả bất ngờ của những câu nói tương tự. 

Brad Bushman, đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng việc khích lệ trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh thường xuyên và tâng bốc trẻ thái quá, bạn có thể khiến trẻ trở nên kiêu căng và cho bản thân là quan trọng nhất. Do vậy, phụ huynh cần chú ý tìm điểm cân bằng. 

2. Tránh mọi chủ đề nhạy cảm

Một số phụ huynh có xu hướng tránh thảo luận các chủ đề liên quan đến giới tính và tình dục với con. Ngay cả khi con đã là thanh thiếu niên, họ vẫn nghĩ chủ đề này quá nhạy cảm và con không nắm đủ ngôn từ thích hợp để thảo luận. Họ hy vọng con sẽ tự tìm hiểu ở trường hoặc từ bạn bè. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, quan điểm này thể hiện sự vô trách nhiệm của phụ huynh. 

Nếu bố mẹ thường xuyên phớt lờ và không trò chuyện nghiêm túc để định hướng, thanh thiếu niên có thể quan hệ tình dục sớm hoặc thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn. 

3. Thường xuyên dọa dẫm trẻ nhỏ

Đôi khi phụ huynh tỏ ra hung dữ để trẻ sợ và điều chỉnh hành vi. Chẳng hạn, họ có thể nói: "Nếu con không ngừng lại, mẹ sẽ vứt con cho người đàn ông kia và ông ta sẽ nhốt con đấy!". Chiến thuật dạy con này có thể khá hiệu quả, nhưng các nhà tâm lý học khuyên phụ huynh không nên dùng. 

Thực tế, khi sợ hãi, trẻ không thể nghĩ kỹ về hành vi của mình. Trẻ cũng rất lo lắng khi nhìn thấy cảnh sát, bác sĩ hay những người mà bố mẹ thường lôi ra để dọa nạt. Hơn nữa, do não bộ đã quen xử lý nhanh thông tin gây sợ hãi, trẻ càng dễ cảm thấy sợ hãi hơn trước. Do vậy, dọa nạt không phải cách kỷ luật mang lại hiệu quả lâu dài mà còn gây ra nhiều vấn đề trong tương lai. 

4. La hét

10 sai lầm tai hại khi dạy trẻ phụ huynh cần tránh ngay ảnh 2

        La hét trẻ sẽ gây tâm lý sợ hãi, thậm chí tạo sự trây lì đối với trẻ sau này

Hãy tưởng tượng con bạn đang cư xử không đúng mực. Bạn yêu cầu con bình tĩnh hơn, từ việc nhắc một lần đến hai ba lần rồi không chịu được và bùng nổ.  

5. Phạt trẻ bằng đòn roi

Nhiều người tin rằng đòn roi là cách rèn kỷ luật tốt nhất. Họ tích cực sử dụng phương pháp này khi dạy con. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lạm dụng thể chất dẫn đến rất nhiều hậu quả, trong đó có hành vi chống đối xã hội, rối loạn tâm lý, nghiện rượu bia và chất kích thích. Đứa trẻ thường xuyên bị phạt đòn roi còn có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và hen suyễn cao hơn. 

6. Kiểm soát mọi hành vi của trẻ

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Tâm lý Mỹ lưu ý những phụ huynh kiểm soát mọi hành vi của trẻ thái quá sẽ khiến trẻ không biết cách tự quản lý cảm xúc của bản thân. Khi thường xuyên bị bố mẹ chỉ bảo trong mọi việc, trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về khả năng thích nghi xã hội, kết bạn hay phân tích hành vi. 

Do đó, nếu nhận thấy trẻ có khả năng xử lý tình huống mà không cần sự giúp đỡ, phụ huynh hãy để trẻ tự làm điều đó. Bạn có thể hướng dẫn trẻ cách vượt qua tình huống khó khăn nhưng không nên áp đặt. Trò chuyện về cảm xúc hiện tại và chia sẻ một số cách đối phó với căng thẳng sẽ giúp ích cho trẻ về lâu dài.

7. Nuôi con không nhất quán

Một ngày cha mẹ yêu cầu con phải tự dọn dẹp đồ chơi, rồi ngày hôm sau cha mẹ làm giúp con mà không nói lời nào. Hôm qua cha mẹ đang rất tức giận và trừng phạt trẻ vì một trò đùa vô hại, nhưng hôm nay cha mẹ lại cảm thấy vui vẻ và để chúng làm bất cứ điều gì chúng muốn.

Khi mẹ đang cau mày thể hiện sự không vừa ý với hành vi của trẻ, bố lại nhìn trẻ mỉm cười. Đây là những ví dụ về môi trường không ổn định khiến trẻ bối rối không biết mình có đang làm đúng những gì cha mẹ mong đợi hay không. 

Các nhà khoa học cho rằng sự không nhất quán như vậy có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển lòng tự trọng, gây tổn thương và trầm cảm.

Đó là lý do tại sao cha mẹ nên đặt ra một số quy tắc và giới hạn trong gia đình để trẻ hiểu về những gì sắp xảy ra và chuẩn bị cách phản ứng.

8. Luôn cho con là số 1

Nhiều cha mẹ nói câu "Con là người đặc biệt và duy nhất trên thế giới này" vốn mong muốn nâng cao sự tự tin trong trẻ. Mục đích này đúng đắn, nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Tiểu bang Ohio (Mỹ) cảnh báo về hậu quả bất ngờ của những câu nói tương tự. 

Brad Bushman, đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng việc khích lệ trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh thường xuyên và tâng bốc thái quá, bạn có thể khiến trẻ trở nên kiêu căng và cho bản thân là quan trọng nhất. Do vậy, phụ huynh cần chú ý tìm điểm cân bằng. 

Hành vi của cha mẹ như so sánh trẻ với những đứa trẻ khác và không lắng nghe trẻ, không làm bạn với trẻ là những sai lầm gây ảnh hưởng không tốt cho con.

9. So sánh trẻ với những đứa trẻ khác

10 sai lầm tai hại khi dạy trẻ phụ huynh cần tránh ngay ảnh 3

Không nên so sánh trẻ với các bạn cùng trang lứa

Việc làm này sẽ gây tổn thương cho bé khi bạn tiếp tục so sánh chúng với những đứa trẻ khác. Hãy cố gắng để con bạn biết rằng chúng luôn là đứa trẻ đặc biệt và duy nhất với bạn.

Những sự so sánh liên tục của bạn sẽ làm cho bé lớn lên trong sự ghen tị với những người khác, làm cho chúng hình thành và phát triển một thói quen xấu. Con bạn cuối cùng sẽ cố gắng đẩy những người khác xuống để chứng minh với bạn rằng chúng tốt hơn, giỏi hơn.

10. Không phải là bạn bè của trẻ

Hãy luôn luôn lắng nghe và sẻ chia mọi chuyện với con của bạn.Ngưng việc nói chuyện với bé với tư cách là người lớn. Khi trẻ lớn lên, bạn nên cư xử như một người bạn và làm cho chúng cảm thấy dễ chịu khi có sự hiện diện của bạn.

Trẻ cần cảm thấy luôn an tâm khi thảo luận những điều chúng đang lo ngại, hy vọng, và những nghi ngờ với bạn. Điều này sẽ không chỉ tăng cường liên kết của bạn với trẻ mà còn đảm bảo chắc chắn rằng chúng không bao giờ tìm kiếm lời khuyên sai lầm từ những người khác.

Những sai lầm trên thường dễ mắc phải ở bất kì gia đình nào. Các bậc cha mẹ nên thay đổi cách dạy trẻ, tránh những sai lầm tai hại khi nuôi dạy trẻ gây ảnh hưởng đến nhân cách , tương lai của trẻ.