10 Pharaông vĩ đại nhất trong lịch sử

ANTĐ - Tại Ai Cập, các Pharaông là hiện thân của quyền lực tối cao trên mặt đất. Họ được biết đến với sự giàu có, hùng mạnh và cuộc đời nhiều bí ẩn. 
Theo các học giả người Mỹ, Nobel Laureate và William Faulkner thì “Pharaông là hậu duệ của thần Amon vĩ đại, vị thần mặt trời cai quản thiên đường còn các Pharaông là người cai quản mặt đất”.
Trong từ Pharaoh (Pharaông) thì “Pha” có nghĩa là “ngôi nhà” và “oh” có nghĩa là “lớn”. Ban đầu từ này được sử dụng để chỉ các “cung điện” là các các công trình kiến trúc lớn. Vào thế kỷ 14 trước Công nguyên, dưới thời trị vì của Akhenaton, thuật ngữ "Pharaông" đã được sử dụng chỉ "vua, hoàng đế", và từ đó, Pharaông đã được tiếp tục sử dụng cho các vị vua Ai Cập. 

Các nhà Ai Cập học đã chia thời gian cai trị của các Pharaông ra 10 giai đoạn, bao gồm 33 vương triều. Các Pharaông được mô tả nhiều trong sách sử.

Các vị Pharaông thường mang vương trượng hình dạng một cây gậy một đầu uốn cong, đội vương miện màu đỏ, trắng. Vương miện màu đỏ, còn được biết đến dưới cái tên vương miện Deshret dành cho những người cai trị Hạ Ai Cập. Các nhà lãnh đạo của Thượng Ai Cập mang chiếc vương miện màu trắng, được gọi là vương miện Hedjet. Vương miện màu có cả màu đỏ và trắng, hay vương miện Pschent là dành cho vị vua đứng đầu Ai Cập.

Các kim tự tháp Ai Cập, được xây dựng trong thời gian trị vì của các vị vua, đã mở ra cánh cửa để nhìn vào lịch sử của nền văn minh của con người trong quá khứ. Xác ướp của các vị vua cũng là một nguồn thông tin tư liệu quý báu về nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Dưới đây là 10 Pharaông nổi tiếng nhất trong lịch sử

Tutankhamun
10 Pharaông vĩ đại nhất trong lịch sử ảnh 1Tutankhamun vị Pharaông nổi tiếng nhất của Ai Cập thời cổ đại


Nebkheperure Tutankhaten Tutankhamun, được biết đến với cái tên Tutankhamun hoặc Vua Tut, là con trai của Pharaông Akhenaten và em gái của Pharaông Akhenaten, người hiện chưa xác định được tên, chỉ được biết dưới biệt danh “The Younger Lady". Ông sinh năm 1341 trước Công nguyên và qua đời năm 1323 trước Công nguyên. Ông là Pharaông Ai Cập của vương triều thứ 18 thời Tân Vương Quốc. Ông lên ngôi vua vào năm 9 tuổi, cai trị trong 10 năm, và qua đời khi chỉ mới 19, nên còn được gọi là vị vua thiếu niên.

Howard Carter và George Herbert, Earl Carnaryon V, phát hiện ra lăng mộ của vua Tut vào năm 1922 trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Tutankhamun vị Pharaông nổi tiếng nhất của Ai Cập thời cổ đại. Xác ướp Tatankhamun và các đồ tạo tác trong lăng mộ của ông được trưng bày ở nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Úc, và nhiều nơi khác. Trong triển lãm của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tại Mỹ tổ chức diễn ra từ ngày 17 - 11 - 1976 và ngày 15 - 4 - 1979, xác ướp của vua Tut được hơn 8 triệu lượt khách viếng thăm. Trong ấn bản năm 1977 của cuốn sách “Khám phá lăng mộ Tutankhamun”, Jon Manchip White đã viết, "Đây là vị Pharaông khi còn sống ít được biết đến nay khi đã chết lại thực sự nổi tiếng”.

Rameses II
10 Pharaông vĩ đại nhất trong lịch sử ảnh 2
Rameses II

Rameses II là con của Pharaông Seti I và Hoàng hậu Tuva, sinh năm 1300 trước Công nguyên. Không giống như vua Tut, ông sống rất lâu và qua đời trong năm 1213 trước Công nguyên, hưởng thọ 97 tuổi. 

Rameses II là Pharaông Ai Cập thứ ba thuộc vương triều thứ 19 và còn được người đời biết đến dưới cái tên là Rameses Đại đế,. Ông được vinh danh như Pharaông Ai Cập hùng vĩ đại, tôn quý và hùng mạnh nhất. Ông đã nhiếp chính khi mới 14 tuổi và lên ngôi khi mới vừa đi hết tuổi thiếu niên. 

Ông nổi tiếng với các di tích lớn được xây dựng lúc ông còn trị vì, bao gồm các ngôi đền Abu Simbel, Abydos, Ramesseum, Luxor, và Karnak. Rameses có rất nhiều con. Tuy không biết con số chính xác,  nhưng các nhà Ai Cập học cho rằng ông có hơn 44 người con trai và hơn 40 con gái.

Narmer

Narmer

Theo nhiều nhà Ai Cập học suy đoán, Narmer là vị vua đầu tiên thống nhất Ai Cập, thuộc vương triều đầu thế kỷ 31 trước Công nguyên. James E. Quibell đã phát hiện ra “Tấm bảng Narmer” nổi tiếng vào năm 1888. 

“Tấm bảng Narmer” là một tác phẩm điêu khắc trên đá vôi tại một vách núi và là phát hiện nổi tiếng của Quibell. Tấm bảng này đã mô tả Narmer như vị Pharaông đầu tiên thống nhất Ai Cập. Lăng mộ của Narmer bao gồm hai phòng liền kề nằm trong vùng lân cận với lăng mộ Ka.
Djoser

Djoser

Djoser là con trai của vua Khasekhemwy và nữ hoàng Nimaethap. Ông là vị vua của vương triều thứ 3 năm 2670 trước Công nguyên. Ông là người nối ngôi Khasekhemwy và là vị vua tiền nhiệm trước Sekhemkhet.

Ông nổi tiếng với công trình Kim tự tháp bậc thang do kiến trúc sư Imhotep thiết kế và xây dựng khi ông trị vì. Djoser đã được chôn cất trong kim tự tháp nổi tiếng này. Các bức tượng đá vôi sơn màu trong lăng mộ ông hiện được bảo quản tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Chúng là một trong những bức tượng Ai Cập cổ xưa nhất có kích cỡ tương đương vật thật. Các bức tượng này được khai quật phát hiện vào năm 1924. Người ta đã làm một bản sao thạch cao của bức tượng này và trưng bày ở vị trí khai quật được nó tại Saqqara.

Khufu

Khufu

Khufu là con trai của Pharaông Sneferu với Nữ hoàng Hetepheres I. Ông là Pharaông thứ hai của triều vua thứ 4, trị vì những năm 2589-2566 trước Công nguyên. Ông được biết đến với công trình kim tự tháp Giza là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.

Tất cả các bức tượng của Khufu và phù điêu khác liên quan đến ông được tìm thấy đều bị vỡ hoặc trong tình trạng hư hỏng. Bức tượng nguyên vẹn duy nhất về Khufu là một bức tượng bằng ngà voi dài tầm 3 inch được phát hiện trong một ngôi đền đổ nát ở Abydos vào năm 1903. Khufu đã được nhắc đến trong "Westcar Papyrus," một cuốn sách nổi tiếng về ma thuật và bùa phép thuộc Vương triều thứ 3.
Userkaf

Userkaf

Cái tên "Userkaf," có nghĩa là linh hồn hùng mạnh. Ông là Pharaông sáng lập vương triều thứ năm của Ai Cập và cũng là người đầu tiên bắt đầu xây dựng ngôi đền mặt trời ở Abusir. Ông trị vì từ năm 2994 trước Công nguyên đến năm 2487 trước Công nguyên, và trong thời gian này, ông đã xây dựng Kim tự tháp Userkaf, nơi sau này ông được chôn cất.

Đền thờ mặt trời của ông tại Abugorab được phát hiện lần đầu bởi Richard Lepsius trong thế kỷ 19, được Ludwig Borchardt nghiên cứu trong thế kỷ 20, và được Herbert Ricke khai quật vào năm 1954. Naguib Mahfouz, người mang giải Nô ben về cho Ai Cập cũng đã xuất bản một câu chuyện liên quan đến Userkaf trong năm 1934. Cuốn sách này được đặt tên là “AFW al-malik Userkaf: uqsusa misriya” và theo như Raymond Stock tạm dịch thì tựa đề cuốn sách có nghĩa là: Sự tha thứ của vua Userkaf.

Nebhepetre Mentuhotep II

Nebhepetre Mentuhotep II

Nebhepetre Mentuhotep II là con của Intef III và Iah. Ông sinh năm 2061 trước Công nguyên và qua đời năm 2010 trước Công nguyên. Ông là một Pharaông thuộc vương triều thứ 11. Thời gian trị vì của ông là 51 năm từ năm 2061 đến năm 2010 trước Công nguyên.

Mentuhotep II có nhiều người vợ trong đó: Nữ hoàng Neferu II với cái tên có nghĩa là "người đẹp nhất", Kawit - “vợ yêu của nhà vua”. Bốn bà phi của ông có tên là Sadeh, Ashayet, Henhenet, và Kemsit. Họ đều là những bà vợ xinh đẹp của Nebhepetre Mentuhotep II.

Khi Pharaông băng hà, nữ hoàng Neferu II được chôn cất cùng với ông trong lăng mộ tại Deir-el-Bahri,và bốn người còn lại được chôn cất trong một huyệt chung tại tầng hầm của ngôi đền Mentuhotep II.
Khakhaure Senusret III

Khakhaure Senusret III

Khakhaure Senusret III là con của Pharaông Senusret II và vợ Khnemetneferhedjet I. Ông có hai người vợ, Khenemetneferhedjet I và Neferthenut, họ được chôn tại những khu lân cận kim tự tháp lăng mộ của nhà vua ở Dahshur.

Ông trị vì những năm 1878-1839  trước Công nguyên và là Pharaông thứ 5 của vương triều thứ 12 thuộc thời kỳ Trung Vương quốc. Ông được biết đến là người đã cho xây dựng kênh đào Senostris. Ông còn nổi tiếng với các pháo đài hùng vĩ như Buhen, Toshka, Semna, và Uronatri.

Trong thời gian trị vì, ông đã mở rộng lãnh thổ của đất nước nhắn nhủ với các con rằng, "Người đấu tranh cho ta, người bảo vệ lãnh thổ do ta khai phá thì mới đúng là những đứa con của ta. Còn những kẻ thoái thác trách nhiệm, không chiến đấu cho vương quốc thì không phải là con do ta sinh ra".

Akhenaten

Akhenaten

Akhenaten là con trai của Pharaông Amenhotep III và bà Tiye. Ông là Pharaông thuộc vương triều thứ 18 của Ai Cập. Akhenaten trị vì trong 17 năm (1353-1336 trước Công nguyên). Ông có 5 người vợ trong đó có nữ hoàng Nefertiti - người vợ nổi tiếng nhất và có danh tiếng nhất cho đến bây giờ. Nguyên nhân có thể là vì phong thái độc nhất và tính sáng tạo trong việc cải tổ tôn giáo của bà. Cả vua và nữ hoàng đều không khuyến khích thuyết đa thần mà hai vị đều tập trung thờ phụng một vị thần duy nhất là Aten.

Cleopatra VII Philopator

Cleopatra VII Philopator

Cleopatra VII Philopator, trong lịch sử nổi tiếng với cái tên là Nữ hoàng Cleopatra. Bà là Pharaông cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Vương triều Ptolemy của bà tồn tại sau cái chết của Alexander Đại đế - người đứng đầu đế chế Hy Lạp nắm quyền cai trị Ai cập lúc bấy giờ.

Trong Vương triều của bà, tiếng Ai Cập không thịnh hành bằng tiếng Hy Lạp. Tiếng Hy Lạp được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các văn bản chính thức. Tuy nhiên, Cleopatra có học tiếng Ai Cập và bà tự nhận mình là hiện thân của nữ thần Ai Cập Iris. Ban đầu, bà cai trị vương quốc cùng với cha, sau đó là với các anh em trai, rồi cuối cùng bà nắm quyền độc lập và trở thành vị Pharaông cuối cùng của Ai Cập cổ đại.