Tấc áo, tấc vàng ở Premier League

ANTD.VN - Không chỉ có hợp đồng bán bản quyền truyền hình béo bở, lên tới 8,3 tỷ bảng trong 3 năm, Premier League còn đạt doanh thu rất lớn từ các thỏa thuận tài trợ trên áo đấu. 

Tầm quan trọng về thương mại của Viễn Đông đối với Premier League đã được tiết lộ trong danh sách các nhà tài trợ áo đấu mùa giải 2017-2018. Hiện chỉ còn Liverpool, Southampton, Stoke City và Watford vẫn gắn bó với các nhà tài trợ áo đấu mang thương hiệu Vương quốc Anh.

Các công ty ở Viễn Đông góp phần ngày càng lớn vào thu nhập trên áo tại Premier League

2 công ty cá cược và 1 công ty xây dựng là ba trong số các doanh nghiệp của Trung Quốc xuất hiện trên áo đấu mùa giải tới, điều góp phần giúp các CLB của Premier League kiếm được khoản tiền kỷ lục lên tới 281 triệu bảng.

Giá trị tài trợ trên áo đấu của Ngoại hạng Anh tăng gấp ba lần trong 7 năm qua và hiện giúp các đội bóng của Premier League thu về nhiều hơn 160 triệu bảng so với Bundeslia của Đức.

Danh sách tài trợ trên áo của 20 CLB Premier League tiếp tục chứng tỏ tầm quan trọng của các công ty cá cược, chỉ một tháng sau khi Liên đoàn bóng đá Anh (FA) chấm dứt hợp đồng 4 triệu bảng/năm với Ladbrokes sau hàng loạt cuộc tranh cãi.

9 CLB vẫn gắn bó với các công ty cá cược và ngành công nghiệp này đã chi 47,3 triệu bảng cho các hợp đồng tài trợ trên áo đấu, chỉ ít hơn chút đỉnh so với mùa trước.

Các CLB cũng sẽ kiếm thêm khoảng 20 triệu bảng tiền tài trợ trên tay áo trong mùa giải 2017-2018, sau khi mảnh đất này không còn liên hệ với Barclays - nhà tài trợ của Premier League. 

Phần lớn các CLB của Premier League đều có hợp đồng tài trợ trên áo béo bở

Man City là đội bóng nhận được nhiều tiền tài trợ nhất trên tay áo, với 10 triệu bảng từ công ty Nexen của Hàn Quốc. 10 CLB hiện đang thương thảo các điều khoản tài trợ trên tay áo từ công ty trung gian Sporting Group International.

Giá trị tài trợ trên tay áo khác biệt khá lớn, với Leicester và Watford nhận được 500.000 bảng, trong lúc hợp đồng của Hudderfield Town chỉ có giá 250.000 từ thỏa thuận tương tự. Các CLB lớn hơn, trong đó M.U, Chelsea và Tottenham thường gắn hợp đồng trên tay áo vào thỏa thuận với nhà tài trợ chính.

Hợp đồng kỷ lục 47 triệu/năm của M.U với Chevrolet vẫn là giao kèo tài trợ trên áo lớn nhất ở 

Premier League, tỏng lúc thỏa thuận của Chelsea với hãng lốp Yokohama đứng thứ hai với 40 triệu bảng mỗi năm.

Hợp đồng của Man City với Etihad tăng lên 35 triệu bảng mỗi năm nhờ thỏa thuận linh hoạt, trong lúc giao kèo của Tottenham với Tottenham cũng tăng lên 35 triệu bảng/năm.

Hợp đồng của Liverpool với Standard Chartered tăng lên 30 triệu bảng.năm, song chỉ đứng thứ sáu trên bảng xếp hạng những thỏa thuận trên áo lớn nhất. Hầu hết trong số 20 CLB đều thu nhập nhiều hơn từ thỏa thuận tài trợ trên áo, với West Ham và Everton tăng doanh thu đáng kể nhờ hợp đồng với các công ty cá cược.

16 bản hợp đồng tài trợ trên áo của các CLB Premier League đến từ các công ty ở nước ngoài, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, UAE, Malta, Kenya và Philippines.