Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng muốn tham gia vào chiến dịch Mosul

ANTD.VN - Ngày 23-10, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh rằng, lực lượng của mình không thể ngồi nhàn rỗi trong khi cuộc chiến càn quét các chiến binh thuộc Tổ chức Nhà nước hồi giáo cực đoan (IS) ra khỏi Mosul, Iraq đang diễn ra ác liệt. 

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Binali Yildirim cho biết, thực sự cần thiết để lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chiến dịch Mosul, sát cánh cùng quân đội chính phủ Iraq và Liên quân 60 nước do Mỹ dẫn đầu.

Bởi vì Mỹ và Iraq đã không giữ lời hứa, cho cả lực lượng dân quân Shia và người ly khai Kurd tham gia vào cuộc chiến.

Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng muốn tham gia vào chiến dịch Mosul ảnh 1

IS đốt nhà máy lưu huỳnh khiến hơn 1000 người nhập viện

Trong khi đó, hôm 22-10, Thủ tướng Iraq, Haider al-Abadi khẳng định rằng, Washington không cần sự tham gia của lực lượng quân đội Ankara.

Bagdad cũng từ chối "thành ý" muốn tham gia vào chiến dịch Mosul của Ankara. Bởi lẽ, trước đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tayyip Erdogan đã cảnh báo rằng, sẽ xảy ra đổ máu giáo phái nếu quân đội Iraq dựa vào lực lượng dân quân Shia để chiếm lại Mosul, một thành phố của người Hồi giáo Sunni.

Mosul đã từng là một phần của đế chế Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ và nước này luôn xem thành phố vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.

“Tôi biết rằng người Thổ Nhĩ Kỳ muốn tham gia vào chiến dịch Mosul, chúng tôi rất cám ơn "thành ý" này, nhưng đây là cuộc chiến của người Iraq, chúng tôi sẽ xử lý nó. Nếu cần thiết, Baghdad sẵn sàng nhờ sự giúp đỡ từ Ankara và các nước khác trong khu vực”, ông Abadi phát biểu hôm 22-10.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ… có quan tâm đến kết quả cuối cùng sau khi tham gia vào chiến dịch Mosul. Nhiều đảng khác đang làm rất tốt. Vì vậy có lẽ sự tham gia của Ankara là không cần thiết”.

Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng muốn tham gia vào chiến dịch Mosul ảnh 2

Chiến dịch Mosul đang ngày càng ác liệt

Hàng trăm người ở Iraq đang được điều trị về hô hấp sau khi một nhà máy lưu huỳnh đã phát nổ.

Quân đội Mỹ cho biết, các chiến binh IS đã đốt nhà máy khi họ chạy trốn khỏi sự truy đuổi lực lượng giải phóng Mosul. Vào ngày 22-10, nhiều lính Mỹ tại một căn cứ gần Mosul đã phải đeo mặt nạ chống độc khi gió thổi làn khói từ nhà máy lưu huỳnh về phía họ.

Theo Reuters, thêm 1.000 người nữa gặp vấn đề về hô hấp đang được điều trị tại bệnh viện.

Chiến dịch đang diễn ra nhanh hơn so với dự kiến, khi các lực lượng an ninh Iraq đẩy mạnh tốc độ tiến công, đánh chiếm được một số địa điểm do phiến quân chiếm giữ. Trong khi đó, IS quẫn trí tăng cường bắt bớ, hành quyết dân thường, đánh bom tự sát, cài mìn vệ đường để cản bước tiến của quân đội giải phóng Mosul.