Quan hệ 2 miền Triều Tiên, những bức ảnh lịch sử kể từ năm 1945

ANTD.VN - Nhân sự kiện ông Kim Jong Un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên bước sang lãnh thổ Hàn Quốc trong 65 năm qua, hãy nhìn lại lịch sử của hai quốc gia sống chung trên bán đảo Triều Tiên này.
Năm 1945, quân Nhật đầu hàng khi lính Mỹ tới Triều Tiên. Thời điểm cuối Thế chiến II, bán đảo Triều Tiên bắt đầu chia rẽ, một bên là Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, bên kia là quân Mỹ kiểm soát miền Nam.

Năm 1945, quân Nhật đầu hàng khi lính Mỹ tới Triều Tiên. Thời điểm cuối Thế chiến II, bán đảo Triều Tiên bắt đầu chia rẽ, một bên là Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, bên kia là quân Mỹ kiểm soát miền Nam.

Năm 1948, Liên Xô và Mỹ rời khỏi bán đảo Triều Tiên. Chính quyền được lập ra ở 2 miền Nam – Bắc đều tuyên bố chủ quyền đối với cả bán đảo. Trong ảnh: Ông Kim Il Sung được bầu làm Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Năm 1948, Liên Xô và Mỹ rời khỏi bán đảo Triều Tiên. Chính quyền được lập ra ở 2 miền Nam – Bắc đều tuyên bố chủ quyền đối với cả bán đảo. Trong ảnh: Ông Kim Il Sung được bầu làm Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950. Quân Triều Tiên tiến xuống miền Nam và kiểm soát hầu hết phần lãnh thổ miền Nam trong 3 tháng. Liên hợp quốc, dẫn đầu là Mỹ đã nhảy vào can thiệp (ảnh), trong khi Trung Quốc cũng tham gia để bảo vệ miền Bắc. Năm 1953, Hiệp định đình chiến được ký kết.

Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950. Quân Triều Tiên tiến xuống miền Nam và kiểm soát hầu hết phần lãnh thổ miền Nam trong 3 tháng. Liên hợp quốc, dẫn đầu là Mỹ đã nhảy vào can thiệp (ảnh), trong khi Trung Quốc cũng tham gia để bảo vệ miền Bắc. Năm 1953, Hiệp định đình chiến được ký kết.

Những năm 1966-1969, căng thẳng giữa hai bên leo thang khi các cuộc xung đột ở khu vực giới tuyến phi quân sự kéo dài, nhưng quan hệ với quốc tế không bị gián đoạn. Trong ảnh: Đội tuyển Triều Tiên tham dự World Cup 1966.

Những năm 1966-1969, căng thẳng giữa hai bên leo thang khi các cuộc xung đột ở khu vực giới tuyến phi quân sự kéo dài, nhưng quan hệ với quốc tế không bị gián đoạn. Trong ảnh: Đội tuyển Triều Tiên tham dự World Cup 1966.

Thế vận hội Seoul năm 1988, Triều Tiên cố gắng vận động các nước đồng minh tẩy chay nhưng đã thất bại.

Thế vận hội Seoul năm 1988, Triều Tiên cố gắng vận động các nước đồng minh tẩy chay nhưng đã thất bại.

Năm 1991, Chiến tranh Lạnh kết thúc, Triều Tiên và Hàn Quốc tham gia Liên hợp quốc. Các cuộc đàm phán được nối lại. Trong ảnh: Nghị sỹ Mỹ Gary Ackerman được hộ tống sang đất Hàn Quốc sau khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung vào năm 1993.

Năm 1991, Chiến tranh Lạnh kết thúc, Triều Tiên và Hàn Quốc tham gia Liên hợp quốc. Các cuộc đàm phán được nối lại. Trong ảnh: Nghị sỹ Mỹ Gary Ackerman được hộ tống sang đất Hàn Quốc sau khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung vào năm 1993.

Năm 1994, Mỹ và Triều Tiên ký Thỏa thuận khung về bình thường hóa quan hệ song phương. Đúng năm đó, ông Kim Il Sung qua đời vì đau tim ở tuổi 82. Trong ảnh: Phó thủ tướng Hàn Quốc Lee Hong-Koo bắt tay ông Kim Yong-Sun, Chủ tịch Ủy ban thống nhất Triều Tiên năm 1994.

Năm 1994, Mỹ và Triều Tiên ký Thỏa thuận khung về bình thường hóa quan hệ song phương. Đúng năm đó, ông Kim Il Sung qua đời vì đau tim ở tuổi 82. Trong ảnh: Phó thủ tướng Hàn Quốc Lee Hong-Koo bắt tay ông Kim Yong-Sun, Chủ tịch Ủy ban thống nhất Triều Tiên năm 1994.

Năm 2000, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il. Năm đó, ông Kim Dae Jung được trao giải Nobel Hòa bình.

 Năm 2000, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il. Năm đó, ông Kim Dae Jung được trao giải Nobel Hòa bình.

Năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun tới Bình Nhưỡng hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Họ đã ký Tuyên bố hòa bình kêu gọi đàm phán để thay thế Hiệp ước đình chiến năm 1953 khi mà vẫn còn 750.000 người có gia đình ly tán. Trong ảnh: Một gia đình gặp lại sau năm 50 chia cách tại cuộc đoàn tụ liên Triều lần thứ ba năm 2011.

Năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun tới Bình Nhưỡng hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Họ đã ký Tuyên bố hòa bình kêu gọi đàm phán để thay thế Hiệp ước đình chiến năm 1953 khi mà vẫn còn 750.000 người có gia đình ly tán. Trong ảnh: Một gia đình gặp lại sau năm 50 chia cách tại cuộc đoàn tụ liên Triều lần thứ ba năm 2011.

Năm 2011, ông Kim Jong Il qua đời. Triều Tiên bầu nhà lãnh đạo mới là Kim Jong un. Một thời gian sau, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công một thiết bị hạt nhân đủ nhỏ để vũ khí hóa.

Năm 2011, ông Kim Jong Il qua đời. Triều Tiên bầu nhà lãnh đạo mới là Kim Jong un. Một thời gian sau, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công một thiết bị hạt nhân đủ nhỏ để vũ khí hóa.

Năm 2016, tiếp diễn các vụ thử hạt nhân song song với xúc tiến đàm phán. Đáng chú ý, Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ năm và là lần thứ hai trong năm nhân dịp 68 năm Quốc khánh.

 Năm 2016, tiếp diễn các vụ thử hạt nhân song song với xúc tiến đàm phán. Đáng chú ý, Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ năm và là lần thứ hai trong năm nhân dịp 68 năm Quốc khánh.

Năm 2017, Triều Tiên có số lần thử tên lửa kỷ lục. Tổng thống Moon Jae In nhậm chức, cam kết trở lại với chính sách hòa giải với Triều Tiên. Cuối năm, đường dây nóng Seoul-Bình Nhưỡng được mở lại sau gần 2 năm và Triều Tiên đã cử đoàn vận động viên tới Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc.

Năm 2017, Triều Tiên có số lần thử tên lửa kỷ lục. Tổng thống Moon Jae In nhậm chức, cam kết trở lại với chính sách hòa giải với Triều Tiên. Cuối năm, đường dây nóng Seoul-Bình Nhưỡng được mở lại sau gần 2 năm và Triều Tiên đã cử đoàn vận động viên tới Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc.

Năm 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố đã hoàn thành “vũ khí hạt nhân” và thay đổi chính sách ngoại giao đáng kể. Kết quả là hội nghị thượng đỉnh liên Triều đã diễn ra ngày 27-4 và sắp tới, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ được tổ chức vào tháng 6-2018.

Năm 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố đã hoàn thành “vũ khí hạt nhân” và thay đổi chính sách ngoại giao đáng kể. Kết quả là hội nghị thượng đỉnh liên Triều đã diễn ra ngày 27-4 và sắp tới, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ được tổ chức vào tháng 6-2018.