Hành động của Huawei trong 90 ngày "sống còn" trước lệnh cấm từ Mỹ

ANTD.VN - Richard Yu (Nhậm Chính Phi), người đứng đầu tập đoàn Huawei đã từng tiết lộ "kế hoạch B" trong một cuộc phỏng vấn với Die Welt, một trang tin tiếng Đức đầu tháng 3-2019. Cuộc trao đổi với Richard Yu chủ yếu về việc Huawei đang trong giai đoạn xây dựng một hệ điều hành mới vượt trội hơn có tên là HongMeng. Theo Huawei Central, HongMeng OS đã được nghiên cứu, phát triển và bổ sung trong 7 năm qua, kể từ 2012.

Ngày 19-5-2019, Google đã rút giấy phép sử dụng Android của Huawei, ngay sau đó Intel, Qualcomm, Xlinix, những công ty sản xuất chip của Mỹ cũng đã thông báo việc ngừng giao dịch nội bộ với Huawei. Đây chính là "mở màn cho hồi kết" của Huawei tại thị trường Mỹ. 

Việc Google rút giấy phép khiến Huawei không còn được tiếp cận những bản cập nhật của Android trong tương lai, cũng như không được sử dụng các dịch vụ kèm theo của Google. CNN nhận định rằng, việc này gần như dập tắt tham vọng trở thành bá chủ của ngành smartphone của Huawei. 

Intel hiện là nhà cung cấp chip lớn nhất cho các máy chủ của Huawei. Qualcomm bán cho công ty Trung Quốc các bộ xử lý và modem trên nhiều mẫu smartphone. Xilinx cung cấp chip lập trình sử dụng trong thiết bị viễn thông, còn Broadcom cung cấp chip chuyển mạch, một linh kiện rất quan trọng.

Theo nhận định của Ryan Koontz, nhà phân tích tại Rosenblatt Securities nói với Bloomberg: "Huawei phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện bán dẫn của Mỹ và chắc chắn sẽ gặp khó khi không có các linh kiện này. Lệnh cấm của Mỹ sẽ khiến việc triển khai mạng 5G của Trung Quốc bị chậm lại cho tới khi hết bị cấm, đồng thời ảnh hưởng tới nhiều nhà cung cấp trên toàn thế giới".

Từ việc đánh thuế thẳng tay đối với hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối đầu trên mặt trận công nghệ

Trước đó vào ngày 15-5-2019, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh đặc biệt cho phép ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ cho các đối tượng mà Mỹ cho là nguy hại tới an ninh quốc gia. Ngay sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt kê Huawei và 70 chi nhánh tại quốc gia vào một "danh sách đen" nghiêm cấm các công ty giao dịch công nghệ với Huawei nếu không có giấy cho phép. 

Tuy nhiên, ngay sau khi biết được tin Huawei đã dự trữ linh kiện cho đến năm 2020, Bộ Thương mại Mỹ đã cho phép Huawei tiếp tục sử dụng phần mềm cho đến tháng 8-2019.

Còn đối với Huawei, nhằm đáp trả những "đòn công kích, Richard Yu, người đứng đầu tập đoàn Huawei đã từng đề cập đến "kế hoạch B" trong một cuộc phỏng vấn với Die Welt, một trang tin tiếng Đức đầu tháng 3-2019. Cuộc trao đổi với Richard Yu chủ yếu về việc Huawei đang trong giai đoạn xây dựng một hệ điều hành mới vượt trội hơn có tên là HongMeng. Theo Huawei Central, HongMeng OS đã được nghiên cứu, phát triển và bổ sung trong 7 năm qua. 

Richard Yu, người đứng đầu tập đoàn Huawei khẳng định trước báo chí về sức sống của Huawei bất chấp sự trừng phạt của Mỹ

Đây vừa là thách thức vừa là thời cơ đối với Huawei. Ta có thể nhìn vào những ông lớn viễn thông để nhận ra điều này: Microsoft luẩn quẩn trong Windows Phone không lối thoát, Samsung thì thất bại khi đưa ra thị trường hệ điều hành Tizen. Phần lớn nguyên nhân là do hệ điều hành mới không tạo được thiện cảm với giới công nghệ. Nhưng đối với Huawei thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Đặc biệt với người dùng Trung Quốc, lệnh cấm Google không hề có tác động đáng kể. Họ đã quen với việc sử dụng Android mà không có Google Play hay các dịch vụ đi kèm. Tất cả những thứ đó từ lâu đã bị cấm ở Trung Quốc. Chính điều này đã tạo cơ sở cho Huawei được ổn định.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng nếu Huawei thật sự muốn phát triển một hệ điều hành riêng, hãng phải sớm đưa ra thị trường và cần thêm nhiều năm để thuyết phục người dùng. Nhưng với thời gian vỏn vẹn vài tháng như lệnh cấm Google, Huawei chắc chắn phải sử dụng giải pháp tình thế hoặc chờ đợi vào những quyết định nới lỏng của chính quyền ông Trump.