Sốc: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời NATO nếu phát hiện Mỹ đứng sau đảo chính?

ANTĐ - Nhà nghiên cứu khoa học chính trị người Đức Alexander Rar bày tỏ rằng, nếu như thông tin Mỹ đứng sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15-7 được xác nhận, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định rời khỏi NATO để gai nhập các tổ chức kinh tế và an ninh do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.
Nhà nghiên cứu khoa học chính trị người Đức Alexander Rar bày tỏ rằng, nếu như thông tin Mỹ đứng sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15-7 được xác nhận, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định rời khỏi NATO để gai nhập các tổ chức kinh tế và an ninh do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.
Nhà nghiên cứu khoa học chính trị người Đức Alexander Rar bày tỏ rằng, nếu như thông tin Mỹ đứng sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15-7 được xác nhận, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định rời khỏi NATO để gai nhập các tổ chức kinh tế và an ninh do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Nhận định trên chắc chắn sẽ gây sốc cho giới lãnh đạo NATO, bởi từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã là những đồng minh thân thiết trong khối quân sự này.

Hồi đầu tháng này, một số thành phần trong hàng ngũ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và đảng Công lý & Phát triển cầm quyền của ông này. Kể từ đó, nhiều cáo buộc đã được đưa ra nhắm vào hàng ngũ những người đi theo vị tu sĩ tỷ phú người Thổ Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ.

Mối quan hệ đồng minh lâu năm của Mỹ - Thổ bị chia cắt sau cuộc đảo chính quân sự bất thành?

Phát biểu tại buổi nói chuyện gồm các chuyên gia do hãng thông tấn Rossiya Segodnya tổ chức, nhà nghiên cứu khoa học chính trị người Đức Alexander Rar nói rằng nếu Ankara chứng minh được một số thế lực nước ngoài đứng sau cuộc đảo chính, họ sẽ phải xem xét lại mối liên kết địa chính trị của mình.

“Nếu như thông tin có thế lực nước ngoài đứng sau cuộc đảo chính chống Erdogan được xác thực, trong đó những nước ủng hộ lật đổ có thể là Saudi Arabia, hay nước nào khác, như tình báo Mỹ từng đứng sau vụ đảo chính hồi năm 1980, thì tôi nghĩ câu hỏi về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ rời NATO sẽ được nêu ra trong chương trình nghị sự”, ông Rar bày tỏ.

Theo vị chuyên gia trên, khi kịch bản này xảy ra, Ankara sẽ phải chuyển hướng liên kết của mình sang Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (do Trung Quốc lãnh xướng) và tăng cường hợp tác với Liên minh Kinh tế Á-Âu.

“Thổ Nhĩ Kỳ luôn cố gắng đàm phán với Nga ở khu vực Biển Đen, thay vì tiến hành những chính sách kiểu thân Mỹ hay là thân NATO”, ông Rar lưu ý.

Vị chuyên gia trên cũng nhấn mạnh rằng, Ankara hiểu rất rõ về tình cảnh họ không được “yêu quý cho lắm ở châu Âu”, và những rào cản để họ được gia nhập Liên minh châu Âu đang ngày càng cao hơn, khi EU luôn tự coi họ là một hình mẫu đáng để noi theo về các giá trị tự do, đạo đức, và buộc mọi thành viên phải nghe theo các yêu cầu hình mẫu đó.