"Tôi sai" và lỗi lầm không đáng sợ!

ANTD.VN - Nhận lỗi, nhìn thẳng vào sai lầm của mình để sửa chữa, hoàn thiện bản thân là một kỹ năng không phải tự nhiên mà có. Nó là thứ được hình thành từ kết quả giáo dục và những kỷ niệm độc lập của con người ta từ khi còn rất nhỏ.

Chàng thủ môn Bùi Tiến Dũng của U22 Việt Nam nhanh chóng nhận lỗi trong trận gặp Indonesia ở SEA Games 2019, để thoát khỏi “gạch, đá” của dư luận

Thủ môn đội tuyển bóng đá U22 Việt Nam đã mắc một lỗi kỹ thuật khiến đội bóng của anh nhận một bàn thua không đáng có ở giải đấu SEA Games vừa rồi. Là người nổi tiếng, trong một lĩnh vực có rất nhiều sự quan tâm của công chúng, thường thì người thủ môn mắc lỗi như thế sẽ nhận được rất nhiều dèm pha, nhiếc móc. Nhưng không ai nhắc đến câu chuyện đó nữa chỉ sau một ngày. Vì sao thế?

Có rất nhiều lý do khiến chàng thủ môn kia thoát nạn, trong đó có cả việc một anh chàng bình luận viên thể thao đùa theo sự kiện một cách quá đà mà phải chia sẻ “gạch, đá”. Nhưng, quan trọng hơn, là chàng thủ môn đã nhanh chóng có một phát ngôn phù hợp: “TÔI SAI”.

Con trẻ cần được giáo dục biết cách nhận lỗi và kịp thời được động viên, giúp đỡ để sửa sai

Sự việc sẽ như thế nào nếu như chàng thủ môn đó thay vì nhận sai lại đổ lỗi cho những người khác, hoặc cho hoàn cảnh? Chắc chắn người ta sẽ không buông tha anh, và lỗi lầm của anh sẽ được phân tích, mổ xẻ, được liên hệ với rất nhiều yếu tố liên quan, thậm chí  cả những vấn đề riêng tư của cá nhân chàng thủ môn. Nhưng, khi chàng thủ môn chọn phát ngôn “TÔI SAI” thì mọi chuyện đã không còn nhiều điều để nói, bởi cái sự sai đó đã quá rõ ràng.  

“TÔI SAI” có phải điều gì đó quá khó khăn hay không? Hầu hết lỗi lầm trong cuộc đời của chúng ta đều không khó nhận biết. Nhưng để thừa nhận điều đó lại là một kỹ năng không dễ hình thành. Đa số chúng ta được dạy dỗ, kỳ vọng để trở thành hoàn hảo trong mắt người thân từ rất nhỏ. Chúng ta luôn được dạy phải thế này thế kia để trở thành một khuôn mẫu nào đó, và mọi lỗi lầm đều có khả năng bị trừng phạt ở các mức độ khác nhau. Điều đó khiến chúng ta lớn lên với một bản năng đổ lỗi để từ chối trách nhiệm”.

Nhà báo Phạm Trung Tuyến

“TÔI SAI” có phải điều gì đó quá khó khăn hay không? Hầu hết lỗi lầm trong cuộc đời của chúng ta đều không khó nhận biết. Nhưng để thừa nhận điều đó lại là một kỹ năng không dễ hình thành. Đa số chúng ta được dạy dỗ, kỳ vọng để trở thành hoàn hảo trong mắt người thân từ rất nhỏ. Chúng ta luôn được dạy phải thế này thế kia để trở thành một khuôn mẫu nào đó, và mọi lỗi lầm đều có khả năng bị trừng phạt ở các mức độ khác nhau. Điều đó khiến chúng ta lớn lên với một bản năng đổ lỗi để từ chối trách nhiệm.

Nhận lỗi, nhìn thẳng vào sai lầm của mình để sửa chữa, hoàn thiện bản thân là một kỹ năng không phải tự nhiên mà có. Nó là thứ được hình thành từ kết quả giáo dục và những kỷ niệm độc lập của con người ta từ khi còn rất nhỏ.

Một đứa bé thường xuyên bị mắng mỏ, trừng phạt bởi lỗi lầm chắc chắn sẽ luôn có xu hướng đổ lỗi thay vì nhận sai.

Một đứa bé luôn được động viên kịp thời và giúp đỡ để sửa sai sẽ dễ dàng nhìn ra lỗi lầm của mình và không ngại nhận lỗi.

Nhà báo Phạm Trung Tuyến

Chàng thủ môn của đội tuyển U22 đã nhanh chóng nhận sai để thoát khỏi “gạch, đá” của dư luận. Có người cho rằng đó là sự khôn ngoan cần thiết nhờ có người tư vấn truyền thông, nhưng tôi cho rằng chàng thủ môn đó may mắn hơn, khi có những đồng đội luôn cảm thông, chia sẻ, có vị huấn luyện viên nhìn nhận công tâm và gánh vác trách nhiệm về bản thân. Sự may mắn đó giúp chàng không vì sợ hãi mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan khiến dư luận nổi giận.

Bởi thế, khi chúng ta muốn một người biết nhận sai, sửa lỗi, chúng ta hãy cho họ cơ hội để không sợ nhận sai. Bởi, bản thân lỗi lầm luôn không đáng ngại bằng sự che giấu những lỗi lầm.