Nhớ mùa nhót chín cuối xuân

Nhớ mùa nhót chín cuối xuân
ANTD.VN - Những đứa trẻ làng quê thì chẳng lạ gì với quả nhót xanh đã chua lại còn chát, ấy vậy mà cứ hái cả vốc đầy nắm tay rồi dăm ba đứa túm tụm lại mà mài vào cổ tay áo hay gấu quần rồi chấm muối ăn.

Hà Nội trước thềm Xuân

ANTD.VN - Cách đây chừng nửa tháng, nhiều người ngao ngán nghĩ rằng, thời tiết không có mùa đông như thế này khéo năm nay không có hoa quả đón xuân. Vậy mà không, hoa Hà Nội vẫn nở đúng hẹn, quả Hà Nội vẫn kết trái ngọt lành như năm mới tới chẳng khi nào chậm bước. Năm 2024 sẽ là một năm người Hà Nội rạo rực những bước chân đi tới...

Ngõ ngoại ô Thủ đô

ANTD.VN - Tôi từng thuê trọ ở một ngõ quanh co trên phố Gia Quất, Long Biên, Hà Nội. Gia Quất bây giờ không phải là ngoại thành nữa nhưng cái không khí của một khu ngoại ô vẫn còn nhiều lắm.
Rẽ vào Hàng Mã mà chơi

Rẽ vào Hàng Mã mà chơi

ANTD.VN - Chưa tới Trung thu nhưng phố Hàng Mã đã như hội trăng rằm. Mà thực ra, con phố cổ này quanh năm luôn náo nhiệt, tất bật kẻ xem người mua và đã trở thành điểm check-in của nam thanh nữ tú.
Ký ức đoàn văn công sơ tán xa Hà Nội

Ký ức đoàn văn công sơ tán xa Hà Nội

ANTD.VN - Hà Nội năm 1972 không khí chiến tranh bao trùm. Các khu phố, nhà máy, xí nghiệp khẩn trương đào hầm trú ẩn, những nơi công cộng, vỉa hè đều có hầm cá nhân tránh bom. Thành phố hô hào người dân đi sơ tán triệt để, các trường học, cơ quan khẩn trương di rời ra khỏi Hà Nội trong đó có cả ngành văn hóa nghệ thuật. Khu văn công Mai Dịch ngày ấy là tập trung đông nhất các đoàn nghệ thuật như: Ca múa nhạc Trung ương, Nhà hát Giao hưởng Việt Nam, Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị, các đoàn kịch, cải lương, chèo, xiếc…
Thị thơm phố thị

Thị thơm phố thị

ANTD.VN - “Thị ơi, thị rụng bị bà/Bà về bà ngửi chứ bà không ăn” - trong tâm thức mọi người hẳn ai cũng nhớ câu thơ từ truyện cổ tích Tấm Cám ấy. Hiểu một cách đơn giản, câu nói hàm chứa sự thương yêu một mùi hương hoa trái, mùi hương của sự thảo thơm khiến không ai nỡ ăn và chỉ muốn giữ cho riêng mình.
Về làng “may mặc đệ nhất Hà thành”

Về làng “may mặc đệ nhất Hà thành”

ANTD.VN - Còn nhớ quãng mươi, mười lăm năm trước, một ngày đầu hè, anh Minh Sang - phóng viên truyền hình, người rủ rê tôi trong chuyến đi này tỏ ra thông thạo nói: “Vào tới xã rồi ông mới thấy cái hay của làng”…
Một người yêu làng mình

Một người yêu làng mình

ANTD.VN - Tôi dám cược rằng, cứ 10 bài viết thì có tới 9,5 bài là ông viết về làng mình. Mà đâu chỉ có 10 bài, phải vài chục tới trăm bài cũng chỉ một đề tài: Làng tôi. Lạ thế! Quanh quẩn với làng chắc cả đời vẫn chưa trả hết tình, chưa trả xong hết nghĩa. Người ấy là nhà văn Hà Nguyên Huyến. Làng ấy là làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Nhớ Đoàn kịch Công an Hà Nội một thời

Nhớ Đoàn kịch Công an Hà Nội một thời

ANTD.VN - Cuối năm 1953 đầu năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc có những bước ngoặt quan trọng. Việt Minh chuyển sang thời kỳ tổng phản công, còn quân Pháp thì gấp rút xây dựng mạng lưới gián điệp để lại miền Bắc nhằm thực hiện kế hoạch hậu chiến sau khi ký Hiệp định Geneva.
Hoài niệm bia hơi Hà Nội

Hoài niệm bia hơi Hà Nội

ANTD.VN - Những chiếc cốc vại thủy tinh ra đời cách đây gần nửa thế kỷ giờ vẫn xuất hiện ở những quán bia. Ấy là bởi những người có thâm niên uống bia từ thời bao cấp đã quen với vại bia kiểu này, với họ, như thế mới đạt chuẩn… bia hơi Hà Nội.
Phố Lý Thường Kiệt của tôi

Phố Lý Thường Kiệt của tôi

ANTD.VN - Là nói vơ vào thế thôi chứ thực tình tôi có một kỷ niệm khó quên với con phố này. Dạo đó, năm 1978, cũng vào dịp tháng 7 nóng nực chúng tôi được giao nhiệm vụ về Nhổn (huyện Hoài Đức) để nhận thiết bị chiếu bóng. Xe vào nội thành thì cũng đã cuối chiều nên Thượng sĩ Nguyễn Duy Lệ - lái xe kiêm Đội trưởng Đội chiếu phim của sư đoàn đưa ra đề xuất: “Giờ muộn rồi. Ta vào Nhổn cũng phải chờ sáng mai mới làm gì thì làm. Hay ta nghỉ lại ở đây cho các cậu chưa có người yêu có dịp ngắm gái Hà Nội”.
Đừng vội khi uống cà phê Hà Nội

Đừng vội khi uống cà phê Hà Nội

ANTD.VN - Hà Nội vốn là một thành phố đặc biệt, ở đó nhiều hoạt động diễn ra ngoài vỉa hè. Ở vỉa hè có mọi món ngon, thậm chí nhiều món ăn bán ở đó vươn lên thành đặc sản, trong đó có cà phê.
Chuyện tán tỉnh những mỹ nhân Hà thành ngày ấy và bây giờ...

Chuyện tán tỉnh những mỹ nhân Hà thành ngày ấy và bây giờ...

ANTD.VN - Sau ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954), dân số Hà Nội chỉ có khoảng hơn 400.000 người, chủ yếu sống trong 4 khu phố nội thành. Lớp trẻ ngày ấy được thừa hưởng cuộc sống hòa bình, tự do giữa một đô thị có nền văn hóa ngàn năm tuổi. Còn các cô gái Hà thành ngày ấy có nét đẹp duyên dáng, chân chất, mộc mạc của những người luôn đề cao truyền thống đất Tràng An.
Những trào lưu thời trang sau ngày thống nhất đất nước

Những trào lưu thời trang sau ngày thống nhất đất nước

ANTD.VN - Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, đến bây giờ, những người sinh trước năm 1975 vẫn không thể quên không khí vui tươi, hào hùng của người dân Thủ đô đón mừng ngày hai miền Bắc - Nam sum họp. Trước ngày giải phóng Sài Gòn, người Hà Nội ngày đêm theo dõi tin chiến thắng từ Huế, Đà Nẵng… qua loa truyền thanh và radio. Ở các quầy báo, người xếp hàng dài mua báo Nhân dân, Quân đội nhân dân để nắm bắt tình hình chiến sự từng ngày, từng giờ…
Hạ gọi sen về

Hạ gọi sen về

ANTD.VN - Khi nắng hè oi bức, bầu trời xanh ngắt không gợn mây thì một giống cây dân dã như loài sen phủ khắp đầm, hồ, ao… Cứ đâu có nước là sen có thể thả mình khoe sắc.
Áo dài đẹp nhất nón chuông

Áo dài đẹp nhất nón chuông

ANTD.VN - Chiếc nón vốn là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam và còn là nét đẹp duyên dáng của những thiếu nữ Hà thành. Cách Hà Nội khoảng 30km có làng nghề truyền thống làm nón lâu đời là làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai. Không ai biết làng Chuông làm nón từ bao giờ, nhưng người cao tuổi trong làng cho hay, từ nhỏ đã thấy bố mẹ làm nón bán khắp các chợ quê, tỉnh thành…
Đi thang máy cũng cần văn hóa

Đi thang máy cũng cần văn hóa

ANTD.VN - Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn nói đến chuyện đi thang máy ở chung cư thôi. Bây giờ ở Hà Nội chung cư có… cả đống. Tòa thấp thì hơn chục tầng, tòa cao thì hai chục, ba chục tầng và hơn thế nữa. Nhà cao như thế dĩ nhiên là phải có thang máy cho cư dân lên xuống. Thang máy cũng là một trong những “tiêu chuẩn bắt buộc” để chủ đầu tư mời chào người mua nhà.
Hà Nội vào mùa sấu

Hà Nội vào mùa sấu

ANTD.VN - Mới đây thôi những con đường Hà Nội còn phủ đầy lá khô, người đi ngoài phố co ro vì những cơn lạnh, thế rồi cái nắng sớm bỗng khiến cây cối như bừng tỉnh. Trên những vỉa hè, hoa sấu rụng trắng xóa như có ai vô tình vãi gạo. Mùi hoa sấu chỉ hơi thoang thoảng, ngầy ngậy, nhàn nhạt, nhưng nếu nó lẫn vào gió thì lại giống như hương cuối của một mùi hương.
Xe buýt Hà Nội

Xe buýt Hà Nội

ANTD.VN - Thú thực là mãi cho tới cách đây 10 năm tôi mới đi làm bằng xe buýt. Cũng chẳng phải “cành cao” gì đâu, nhưng trước đó tôi cứ nghĩ đi làm bằng xe buýt nó cứ… sao sao ấy.
Bập bênh của tuổi thơ

Bập bênh của tuổi thơ

ANTD.VN - Hồi bé, cứ vài ba tháng là bố tôi dắt tôi đi thăm bà trẻ. Tôi gọi là bà trẻ vì bà là cô ruột của bố tôi. Nhà bà ở đầu phố Quán Thánh, tuy nhỏ lại ở trong ngõ nhưng tôi rất thích. Trẻ con mà, thích vì được đi chơi. Sau khi chào bà, chào chú thím xong là tôi ù ngay ra phố. Đấy mới là chỗ tôi thích nhất: vườn hoa Hàng Đậu.
Hàng quán Hà Nội và những tiếng thở dài

Hàng quán Hà Nội và những tiếng thở dài

ANTD.VN - Hà Nội vẫn được mệnh danh là Thủ đô văn hiến, nơi hội tụ những tinh hoa của cả nước. Qua nhiều thế kỷ phát triển, thành phố với những kiến trúc, nhà cửa, đường phố, chùa chiền… vẫn giữ gần nguyên hiện trạng, ví dụ như khu phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc và cả sau những năm Giải phóng Thủ đô (1954), Hà Nội nhộn nhịp với các hãng buôn, cửa hiệu, đại lý kinh doanh cùng nhiều biển hiệu quảng cáo treo trước mặt tiền hình thành nét văn hóa quảng bá cho mỗi ngành nghề, mặt hàng kinh doanh truyền thống của mỗi gia đình.
Thanh minh trời sáng mây quang

Thanh minh trời sáng mây quang

ANTD.VN -  Người “Hà Nội phố”, tức những người đã sống lâu đời trên đất Hà thành, dù quê quán xa xôi hay khuất lấp theo thời gian thì vào dịp Thanh minh cũng chọn cho mình cách thể hiện lòng thành với ông bà, cha mẹ phù hợp chứ không hề xao nhãng. Và họ cũng tùy theo việc chôn cất ông bà, cha mẹ ở đâu để bày tỏ lòng thành.
Nhớ vị bún ốc Hà thành

Nhớ vị bún ốc Hà thành

ANTD.VN - Đứa bé gái chừng 12 tuổi đi theo bà xách bị ốc nhồi mang vào rồi thoăn thoắt tháo những chiếc ghế gỗ nhỏ xíu cài bên thúng hàng cho khách ngồi. Đèn đường trên các cột điện vẫn hắt ánh sáng đỏ quạch qua làn mưa bụi đầu xuân. Phố lác đác đã có người đi làm bằng những chiếc xe đạp phát ra âm thanh lạch cạch. Bên góc vỉa hè, gánh bún ốc bà Sáu khách đông dần…