Nhớ mùa nhót chín cuối xuân

Nhớ mùa nhót chín cuối xuân
ANTD.VN - Những đứa trẻ làng quê thì chẳng lạ gì với quả nhót xanh đã chua lại còn chát, ấy vậy mà cứ hái cả vốc đầy nắm tay rồi dăm ba đứa túm tụm lại mà mài vào cổ tay áo hay gấu quần rồi chấm muối ăn.

Hà Nội trước thềm Xuân

ANTD.VN - Cách đây chừng nửa tháng, nhiều người ngao ngán nghĩ rằng, thời tiết không có mùa đông như thế này khéo năm nay không có hoa quả đón xuân. Vậy mà không, hoa Hà Nội vẫn nở đúng hẹn, quả Hà Nội vẫn kết trái ngọt lành như năm mới tới chẳng khi nào chậm bước. Năm 2024 sẽ là một năm người Hà Nội rạo rực những bước chân đi tới...

Ngõ ngoại ô Thủ đô

ANTD.VN - Tôi từng thuê trọ ở một ngõ quanh co trên phố Gia Quất, Long Biên, Hà Nội. Gia Quất bây giờ không phải là ngoại thành nữa nhưng cái không khí của một khu ngoại ô vẫn còn nhiều lắm.
Ký ức hồ nước và những "cuộc chia ly" của người Hà Nội

Ký ức hồ nước và những "cuộc chia ly" của người Hà Nội

ANTD.VN - Nếu nói về một “cuộc chia ly” lớn nhất vào nửa cuối thế kỷ trước của người Hà Nội không thể không nhắc đến những  hồ nước nhỏ, không tên tuổi dần biến mất trong thành phố. Người Hà Nội sinh ra vào thế kỷ này có thể nhẩm đếm trong đầu toàn bộ những hồ nước của thành phố. Thậm chí cả những hồ nước ở ngoại thành. Nửa thế kỷ trước, việc đó là không thể. 
Cà phê ở Hà Nội và những quẩn quanh ký ức

Cà phê ở Hà Nội và những quẩn quanh ký ức

ANTD.VN - Cũng như cửa hàng bán quần áo, thật khó có thể biết chính xác Hà Nội có bao nhiêu quán cà phê, nhưng chắc chắn sẽ là con số rất lớn. Không chỉ ở các con phố, nhiều người còn áp dụng mô hình kinh doanh không cần mặt tiền, họ mở quán cà phê trong ngõ ngách, trên tầng các chung cư. Cà phê ở Hà Nội là câu chuyện thú vị nhưng cũng nhiều khi phải nén tiếng thở dài.
Bún cá, món ăn mùa nào cũng hợp

Bún cá, món ăn mùa nào cũng hợp

ANTD.VN - Nếu xem trên “bản đồ” ẩm thực Hà Nội thì bún cá cũng được định danh khá rõ ràng, tuy nhiên, ở ngoài phố bây giờ, bún cá là thức quà có nhiều dị bản nhất. Nghĩa là người ta ăn bún cá theo khẩu vị chứ không cần chuẩn chỉ một công thức như bún chả hay phở…
Mùa thu, nhớ vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long

Mùa thu, nhớ vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long

ANTD.VN - Ngay từ những năm 1960, UBND TP Hà Nội đã nghĩ tới việc dựng tượng  Lý Công Uẩn để người dân được chiêm bái vị vua đã khai sáng kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên mong muốn ấy không thực hiện được vì chiến tranh, vì kinh tế khó khăn. Và phải đến năm 2001, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương dựng tượng Lý Công Uẩn vào năm 2005, năm kỷ niệm 995 năm Ngài định đô. Thế nhưng năm 2004 lại là năm kỷ niệm 50 năm ngày tiếp quản Thủ đô nên lãnh đạo thành phố muốn dựng tượng trong năm này... 
Cà phê đường tàu: Hà Nội đâu cần một "đặc sản" tiêu cực

Cà phê đường tàu: Hà Nội đâu cần một "đặc sản" tiêu cực

ANTD.VN - Tôi thực sự ngạc nhiên khi nhiều người tỏ ra tiếc nuối những quán cà phê đường tàu khi Hà Nội quyết tâm xóa bỏ chúng. Người ta cho rằng điều đó làm mất đi một điểm du lịch thú vị của Hà Nội, trong khi thành phố có rất nhiều dư địa để trở thành một điểm đến hấp dẫn, chứ không cần phải có một khoảng không gian thiếu an toàn như quán cà phê đường tàu?
Khi thành phố đổi thay

Khi thành phố đổi thay

ANTD.VN - Quy luật của tạo hóa không có thứ gì trên đời là vĩnh cửu. Một đất nước, một thành phố, cho đến con người đều phải thay đổi qua năm tháng. Hà Nội có hơn 1.000 năm tuổi cũng là có ngần ấy đổi thay. Khi ào ạt như vũ bão, cũng có lúc trầm lắng, thư thái, nhưng tựu trung nó vẫn thay đổi hàng ngày.
Trận đấu cuối cùng trước khi đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô

Trận đấu cuối cùng trước khi đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô

ANTD.VN - Thua trận Điện Biên Phủ, Pháp đã phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Geneve với điều khoản: ngừng chiến sự và rút quân khỏi Đông Dương. Trong quá trình đàm phán, chính quyền Pháp đã  câu kết với một số cường quốc thực hiện âm mưu phá hoại làm suy yếu vị thế của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa... 
Khẩu trang thì có tội tình gì?

Khẩu trang thì có tội tình gì?

ANTD.VN - Một cái khẩu trang, nó làm cho khoảng cách giữa con người với thiên nhiên bỗng dưng cách biệt và khép kín. Nó cũng làm cho con người đâm ra xa lạ với nhau. Nói chuyện với một người đeo khẩu trang che kín mặt, dễ ấm ức như bị khinh rẻ. Nhưng lâu rồi, đấy là cách người ta đối thoại với nhau ngoài đường.
Thân thương những cửa ô Hà Nội biến đổi qua thời gian

Thân thương những cửa ô Hà Nội biến đổi qua thời gian

ANTD.VN - Trong bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sỹ Văn Cao có câu: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...”, còn trong bài “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi thì: “Đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền...”, các cửa ô không chỉ là địa danh quan trọng mà nó còn là những chứng tích lịch sử.
Cá ngần, món ngon của người ưa khám phá sản vật sông Đà

Cá ngần, món ngon của người ưa khám phá sản vật sông Đà

ANTD.VN - Đã qua mùa cá ngần từ khoảng 1-2 tháng nay, nhưng bây giờ, thi thoảng đi chợ, vẫn gặp 1-2 hàng còn bán. Thấy là phải mua luôn, chứ chần chừ mà dạo thêm một vòng rồi mới quay lại thì chắc gì đã còn. Câu thành ngữ “đắt như tôm tươi” nếu so với cá ngần thì sai lắm. Cá ngần là loại cá sống ở sông Đà. Thân cá nhỉnh hơn cọng bún, trắng, trong và mềm. Không biết có phải vì thế mà cái từ “trắng ngần” tạo ấn tượng thị giác hay không?
Thương Hà Nội qua từng con ngõ nhỏ

Thương Hà Nội qua từng con ngõ nhỏ

ANTD.VN - Ngày 2-10-2019, Sống - thương hiệu sách của tác giả Việt cùng nhà văn Trung Sỹ sẽ có buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu" tại Hoàng Thành Thăng Long. Cuốn sách đã phác họa một Hà Nội những năm 60-70 của thế kỷ trước: Khó khăn, bình dị và lấp lánh vẻ đẹp của tình người. Hà Nội trong nỗi nhớ của nhiều người có lẽ cũng hiện lên qua từng con chữ và những mốc lịch sử lớn lao đó. Nhưng với một số người, ký ức về thành phố này lại dừng ở những con ngõ nhỏ. Bởi, như nhà văn Uông Triều đã từng viết trong "Hà Nội - quán xá phố phường": "Kể về Hà Nội nhiều khi bị chê là đã cũ, đã nhàm rồi. Hà Nội quanh đi quẩn lại có mấy ngõ, mấy phố, hai cái hồ, đâu có còn gì nữa mà nhà văn, nhà thơ cứ mất công viết lại? Đúng là Hà Nội chỉ có từng ấy thôi. Nhưng mỗi ngõ, mỗi phố, mỗi phường,... đều có nhiều câu chuyện mà ngay cả những người con của Hà Nội đôi khi còn chẳng biết rõ."
"Nâng điểm không trong sáng" và câu chuyện đồng tiền vàng

"Nâng điểm không trong sáng" và câu chuyện đồng tiền vàng

ANTD.VN - Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, những tỉnh trên đã được gọi tên không phải ở những thành tích về kinh tế hay nâng cao đời sống người dân, oái oăm thay, nơi đó lại là các địa phương liên quan đến những gian lận điểm số trong kỳ thi quốc gia năm 2018. 
Những chợ trời ở Hà Nội

Những chợ trời ở Hà Nội

ANTD.VN - Gọi là chợ trời vì chợ họp ở ngoài trời, không có mái che. Nhưng tại sao lại gọi là chợ giời? Xưa người Việt quan niệm ông trời là thế lực siêu nhiên, đáng kính nên không ai dám gọi tên thật, bởi gọi như thế bị cho là xúc phạm, có tội nên gọi trại ra thành ông giời. Vì vậy chợ họp ngoài trời cũng được gọi là chợ giời.
Chuyện bắt đầu từ một cái tên…

Chuyện bắt đầu từ một cái tên…

ANTD.VN - Dĩ nhiên cái để chúng ta gọi nhau buộc phải là một cái tên nào đó. Kể cả những em bé mới sinh ở vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện hoặc không cần thiết phải làm giấy khai sinh thì vẫn có tên gọi ở nhà là “Cò”, là “Gái” hay “Thúng”, “Mủng”, “Gạo”, “Thóc”…
Những điều lạ lùng về tài kinh doanh của phụ nữ Hà Nội xưa

Những điều lạ lùng về tài kinh doanh của phụ nữ Hà Nội xưa

ANTD.VN - Từ thời nhà Lý, Tây Nhai (tương ứng chợ Ngọc Hà hiện nay) đã là chợ lớn nhất Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung với đủ loại mặt hàng. Và ngồi bán hàng ở đây hầu hết là  đàn bà, con gái. Đến  thế kỷ 16, Thăng Long nhiều chợ hơn và người phương Tây đến đất này thấy quá nhiều chợ nên họ gọi là Kẻ Chợ. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, chỉ có  Thăng Long mới được gọi là Kẻ Chợ còn các nơi khác là Kẻ Quê. 
Trung thu ở phố

Trung thu ở phố

ANTD.VN - “Hàng năm cứ vào cuối thu, khi quầy bánh đặt nhiều và trên vỉa hè có nhiều người tấp nập mua bán, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của những mùa Trung thu”, xin mạn phép “chế” đoạn trích “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh để nói về mùa rất đặc biệt trong ký ức của nhiều người: Tết Trung thu.
Chuyện về đồ chơi Trung thu bằng sắt Tây

Chuyện về đồ chơi Trung thu bằng sắt Tây

ANTD.VN - Thời bao cấp, đồ chơi Trung thu truyền thống được bán tại phố Hàng Mã gồm: đèn  kéo quân, đèn ông sao, đèn cù, trống, đèn bí ngô… hầu hết đều được làm bằng tre, thân cây vông và giấy bóng kính. 
Tiền & Ước mơ

Tiền & Ước mơ

ANTD.VN - Câu chuyện được nói nhiều trong những ngày này là tiền. Tiền khiến những người anh em tàn nhẫn xuống tay giết nhau, rồi chẳng còn gì, ngay cả mạng sống của bản thân. Tiền khiến người ta đánh đổi cả thanh danh, cả quá trình lập thân suốt cuộc đời lấy sự sỉ vả của xã hội. 
Bánh tôm hồ Tây - món ăn chứa đầy ký ức của người Hà Nội

Bánh tôm hồ Tây - món ăn chứa đầy ký ức của người Hà Nội

ANTD.VN - Bánh tôm từ lâu được coi là một món ăn “định danh” ngoài Hà Nội chẳng đâu có, chẳng đâu ngon bằng. Nhưng đó là một món “Hà Nội hẹp”, tức là trong khi tất cả những món đặc sản khác hân hoan ghép tên với Hà Nội thì bánh tôm lại lặng lẽ ghép mình với một địa điểm cụ thể thành cụm từ “Bánh tôm hồ Tây”.