Thoang thoảng xôi cốm Hà thành

Thoang thoảng xôi cốm Hà thành
ANTD.VN - Xôi cốm Hà thành - chẳng biết tôi gọi như thế có đúng không, nhưng quả thực cốm làng Vòng đã nổi danh là một món ngon Hà Nội. Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Đăng Luận từng cảm hứng viết lên những câu thơ dào dạt: “Yêu em mua cốm làng Vòng/ Nâng niu gói gói trong lòng lá sen/ Lời thề hôm ấy của em/ Thơm như cốm ướp hương sen giữa mùa”.

Mối tình Tây Bắc tỏa hương giữa lòng Hà Nội

ANTD.VN - Tôi nhớ lần đầu tiên biết đến Điện Biên và cũng là lần đầu tiên biết đến hoa ban là vào những ngày tháng 4 của 30 năm trước. Lần đó chúng tôi lên Điện Biên Phủ để thực hiện một phóng sự truyền hình về sự đổi thay trên mảnh đất đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”…

Tinh khôi gọi tháng tư về

ANTD.VN - Mới đầu tháng tư, bước chân ra phố đã thấy đôi ba chiếc xe đạp bán hoa rong chở những bó hoa loa kèn, cánh hoa trắng tinh như nắng, làm sáng cả một góc phố. Tôi đứng bần thần mất mấy giây rồi mới chợt nhớ: “Tháng tư đến rồi. Hoa loa kèn cũng đã nở rồi”.
Rủ nhau đụng lợn Tết

Rủ nhau đụng lợn Tết

ANTD.VN -  “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, trong cái câu các cụ ngày xưa tóm tắt về Tết ấy, trừ “câu đối”, “cây nêu”, “tràng pháo” không ăn được, cả ba thứ có lại đều hẳn hoi là thịt lợn hoặc liên quan thịt lợn… Tóm lại, phải có thịt lợn mới ra cái Tết. Và tóm lại, khả năng thịt lợn sẽ tăng giá không phải điều khó xảy ra, dù Tết có thể không khan hiếm như hình dung.
Những ngày giỗ tập thể và ký ức bi tráng của Hà Nội năm1972

Những ngày giỗ tập thể và ký ức bi tráng của Hà Nội năm1972

ANTD.VN - Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội Giang Quân sống ở phố Khâm Thiên, đêm 26-12-1972, hiệu sách nhà ông bị sức công phá của bom B52 thổi bay, sách, truyện bẩn nát tả tơi khắp phố. Trong một bài viết đăng Báo Hà Nội mới nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, ông  viết: “Trong thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc, không ở đâu có nhiều ngày giỗ tập thể như ở Hà Nội,  trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là 12 ngày giỗ tập thể”.  
Trào lưu xem phim bằng… mạng xã hội

Trào lưu xem phim bằng… mạng xã hội

ANTD.VN - Đối với chúng tôi, những người trẻ sinh ra và lớn lên ở nông thôn, bộ phim màn ảnh rộng lần đầu tiên chúng tôi được tiếp cận là một bộ phim mang tên “Gái nhảy” của đạo diễn Lê Hoàng. 
Những căn hầm tránh bom, một phần ký ức của Hà Nội

Những căn hầm tránh bom, một phần ký ức của Hà Nội

ANTD.VN - Ngày 5-8-1964, Mỹ gây hấn ném bom miền Bắc mở đầu cho cuộc chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Để hạn chế thiệt hại về người khi bị oanh tạc, đồng thời bảo đảm sản xuất và chiến đấu, Trung ương đã chỉ thị cho  Hà Nội yêu cầu  các cơ quan, xí nghiệp, trường học, nhà máy và người dân không có nhiệm vụ phải sơ tán về các vùng quê. Năm 1965 dân số Hà Nội khoảng hơn 1 triệu người, trong đó số dân ở nội thành là 565 nghìn người, nên Ủy ban hành chính thành phố kiên quyết chỉ giữ  lại khoảng 15 vạn người.  
Một Hà Nội thơm thảo bánh cuốn chay

Một Hà Nội thơm thảo bánh cuốn chay

ANTD.VN - Gọi là bánh cuốn chay Hà Nội nhưng thực chất là người dân ở các làng nghề quanh Hà Nội làm mang vào phố bán. Phía Nam thành phố là những làng thuộc huyện Thanh Trì. Phía Bắc có các làng ở vùng Phú Thượng nổi tiếng kinh kỳ về kỹ thuật nấu ăn từ nghìn đời.
Mùa Đông ăn lẩu gì thì hợp?

Mùa Đông ăn lẩu gì thì hợp?

ANTD.VN - Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên được tiếp cận với khái niệm lẩu. Đó là một buổi chiều mùa đông, cũng phải 30 năm có lẻ. Bố tôi đi làm về, mang theo một chiếc nồi lẩu bằng nhôm. Nồi được thiết kế với một ống hình trụ ở giữa và cửa bếp ở bên dưới. Nước được đổ xung quanh và nóng lên bằng những viên than hoa dựng trong ống hình trụ đó.  Đó là lần đầu tiên tôi ăn lẩu bò.
Vinh quang và chiến thắng đáng được ngợi ca!

Vinh quang và chiến thắng đáng được ngợi ca!

ANTD.VN - Sẽ là một sự liên hệ nhiều khập khiễng, nhưng khi chứng kiến đội tuyển U22 Việt Nam giành Huy chương Vàng môn bóng đá nam SEA Games 30, tôi nhớ lại một bộ phim mình đã từng xem: “Huyền thoại Pelé”. 
Các phố nghề của Thăng Long một thời vang bóng

Các phố nghề của Thăng Long một thời vang bóng

ANTD.VN - Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của nghề đúc đồng với các bán thành phẩm, phế phẩm ở Hà Nội trong đó có Thành Dền (huyện Mê Linh), Cổ Loa (huyện Đông Anh), hay nghề rèn sắt ở Phù Dực (huyện Gia Lâm), Canh (huyện Từ Liêm) và nhiều nghề khác có từ trước Công nguyên. 
"Tôi sai" và lỗi lầm không đáng sợ!

"Tôi sai" và lỗi lầm không đáng sợ!

ANTD.VN - Nhận lỗi, nhìn thẳng vào sai lầm của mình để sửa chữa, hoàn thiện bản thân là một kỹ năng không phải tự nhiên mà có. Nó là thứ được hình thành từ kết quả giáo dục và những kỷ niệm độc lập của con người ta từ khi còn rất nhỏ.
Chân gà - món mới trong bản đồ ẩm thực Hà Nội

Chân gà - món mới trong bản đồ ẩm thực Hà Nội

ANTD.VN - Thực ra, các món ăn chế biến từ chân gà không phải là món ăn truyền thống, nó mới chỉ du nhập và phát triển từ sau những năm đổi mới. Món duy nhất có thể tạm gọi là truyền thống chính là nộm chân gà rút xương trộn hoa chuối vốn thi thoảng có mặt trong các mâm cỗ. 
Chợ đuổi, chợ xanh và chợ cóc một thời ở Hà Nội

Chợ đuổi, chợ xanh và chợ cóc một thời ở Hà Nội

ANTD.VN - Thời bao cấp, Hà Nội vẫn tồn tại nhiều chợ truyền thống như chợ Mơ, chợ Hàng Bè, chợ Hôm,chợ Cửa Nam… Đây là nơi bán hàng hóa tiêu dùng các loại, thực phẩm và rau xanh, nhưng nhiều khu dân cư xa chợ nên xung quanh xuất hiện thêm các chợ bán rau nhỏ lẻ với tên gọi tắt là chợ xanh. 
Chuyện tên phố của Hà Nội xưa

Chuyện tên phố của Hà Nội xưa

ANTD.VN - Thời vua Tự Đức tên phố Hà Nội dựa theo tên phường, hoặc nghề thủ công, hoặc mặt hàng mà con phố đó chuyên buôn bán. Ví dụ phố Hàng Khảm (nay là Hàng Khay) chuyên làm khảm trai, phố Hàng Bài chuyên sản xuất các quân bài lá, Hàng Bạc chuyên chế tác vàng bạc, Hàng Chĩnh chuyên bán các loại chĩnh hay Hàng Buồm là nơi chuyên bán các loại buồm và các sản phẩm đan bằng cói… 
Hà Nội và trên hết là bóng đá!

Hà Nội và trên hết là bóng đá!

ANTD.VN - Chẳng nói thì ai cũng biết người dân Hà Nội yêu bóng đá đến mức nào. Ngay từ khi mới tiếp quản Thủ đô, công trình xây dựng lớn nhất ở Hà Nội vào đầu năm 1957 chính là Sân vận động Hàng Đẫy. Trải qua hơn nửa thế kỷ, sân Hàng Đẫy chứng kiến vô vàn sự kiện thể thao lịch sử. Và trên hết là bóng đá!
Chuyện về những cổng phố, cổng làng của Hà Nội

Chuyện về những cổng phố, cổng làng của Hà Nội

ANTD.VN - Phố hiện có nhiều cổng làng cổ nhất Hà Nội là phố Thụy Khuê, còn làng hiện còn những chiếc cổng  đẹp và cổ là làng Vẽ (nay thuộc phường  Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm). Ở các huyện ngoại thành cũng còn khá nhiều cổng làng hơn trăm tuổi, nhưng chúng có từ  bao giờ và tại sao lại có cổng làng, cổng phố?
Đi thật xa để nhớ về Hà Nội!

Đi thật xa để nhớ về Hà Nội!

ANTD.VN - Từ Hà Nội, chúng tôi đã phải trải qua hàng chục giờ bay để đặt chân đến một quốc gia ở châu Phi. Đó là một nơi mà trước kia, chúng tôi chỉ biết đến qua các bản tin thời sự với đầy rẫy những bất ổn an ninh, chính trị hoặc những địa danh cảnh vật thiên nhiên trong chương trình về thế giới động vật. 
Những món ăn nổi danh được làm từ… mẻ

Những món ăn nổi danh được làm từ… mẻ

ANTD.VN - Lâu nay, người ta vẫn có câu cửa miệng “Ăn Bắc, mặc Nam” để nói về độ chịu chơi của người Nam và độ sành miệng của người Bắc. Cũng bởi thế mà miền Bắc, cụ thể hơn là Hà Nội đã sản sinh ra những món ăn trứ danh, kèm theo đó là vài chục loại gia vị, mùa nào thức ấy. 
Những câu chuyện lịch sử về tên gọi của quận Hà Đông

Những câu chuyện lịch sử về tên gọi của quận Hà Đông

ANTD.VN - Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi chế độ phong kiến Việt Nam ra đời, đó là xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc và lập tỉnh Hà Nội. Như vậy, Hà Nội trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam. Cái tên Hà Nội có nghĩa là phía trong sông, vì thực tế Hà Nội bị bao bọc bởi sông Hồng ở phía Đông Bắc và sông Đáy ở phía Tây Nam. Tỉnh Hà Nội lúc bấy giờ gồm 4 phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân.
Chợ Hàng Bè một thuở

Chợ Hàng Bè một thuở

ANTD.VN - Sở dĩ gọi một thuở là bởi bây giờ ngôi chợ ấy đã chuyển lên tít tận phố Vọng Hà gần Hàm Tử Quan. Nó chẳng còn liên quan gì đến phố Hàng Bè ngoài cái biển  tên “Chợ Hàng Bè”.
Thành Thăng Long thực tế rộng bao nhiêu?

Thành Thăng Long thực tế rộng bao nhiêu?

ANTD.VN - Năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn rời Hoa Lư ra xây thành mới trên nền thành Đại La (do đô hộ Cao Biền đời nhà Đường đắp vào năm 866) và khai sinh ra kinh đô Thăng Long thì qui mô thành chỉ nằm trong một vòng tường lũy có  chu vi khoảng 6km.