Mối tình Tây Bắc tỏa hương giữa lòng Hà Nội

Mối tình Tây Bắc tỏa hương giữa lòng Hà Nội
ANTD.VN - Tôi nhớ lần đầu tiên biết đến Điện Biên và cũng là lần đầu tiên biết đến hoa ban là vào những ngày tháng 4 của 30 năm trước. Lần đó chúng tôi lên Điện Biên Phủ để thực hiện một phóng sự truyền hình về sự đổi thay trên mảnh đất đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”…

Tinh khôi gọi tháng tư về

ANTD.VN - Mới đầu tháng tư, bước chân ra phố đã thấy đôi ba chiếc xe đạp bán hoa rong chở những bó hoa loa kèn, cánh hoa trắng tinh như nắng, làm sáng cả một góc phố. Tôi đứng bần thần mất mấy giây rồi mới chợt nhớ: “Tháng tư đến rồi. Hoa loa kèn cũng đã nở rồi”.

Khung trời của ký ức

ANTD.VN - Những món ăn dân dã của làng như bánh khúc, bánh đúc, bát canh cua đồng, chén rượu quê… những thứ thuộc về làng như ao làng, giếng nước, gốc gạo ven đê, hoa may ngày ba tháng tám… tất cả nhớ thương ấy đều được tác giả Trần Đăng Nghĩa gói trọn trong cuốn sách “Khung trời tuổi thơ” - sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành vừa ra mắt bạn đọc.
Dọn nhà đón Tết

Dọn nhà đón Tết

ANTD.VN - Người Hà Nội thường quan niệm, để có những ngày đầu năm mới thật đầm ấm vui tươi thì nhà cửa phải luôn gọn gàng sạch sẽ. Do vậy những ngày giáp Tết bao giờ cũng là những ngày bận rộn và náo nức. Thường vào những ngày đó, nhà nhà, người người đều chung tay dọn dẹp.
Năm mới 2024 với những chuyến đi và khoảnh khắc đầy cảm xúc

Năm mới 2024 với những chuyến đi và khoảnh khắc đầy cảm xúc

ANTD.VN - Vào dịp nghỉ lễ, rất nhiều người đã chọn cho mình những chuyến đi. Dù ngay trong lòng thành phố hay lên rừng, xuống biển thì đó cũng là cách để thay đổi không khí, tận hưởng những điều mới mẻ, mang theo hy vọng về những khởi đầu mới.
Hàng rong phố thị

Hàng rong phố thị

ANTD.VN - Hàng rong là văn hóa của người Kẻ Chợ. Hàng rong có từ xa xưa. Cũng không biết từ bao giờ, nhưng ngay từ những năm Pháp thuộc, hàng rong đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cư dân 36 phố phường. Cho đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Chính phủ tiếp quản Thủ đô, hàng rong bỗng vắng hẳn do nhiều lý do thời cuộc.
Sự tích ngôi chùa có tên “Bà Đanh” ở Hà Nội

Sự tích ngôi chùa có tên “Bà Đanh” ở Hà Nội

ANTD.VN - Tôi chọn đúng sáng mùng 1 (âm lịch) để tới ngõ 199 phố Thụy Khuê (Hà Nội). Nghe nói trong ngõ đó có ngôi chùa từng có tên chùa “Bà Đanh”. Sau khi vào ngõ 199, tôi phải qua một cái cổng kiểu cổ. Cổng khá nhỏ nên tôi phỏng đoán đây có thể là cổng hậu hoặc là cổng phụ của làng Thụy Khuê xưa. Qua cổng chừng 20m thì tới chùa Châu Lâm - tấm bảng nhỏ gắn ở bức tường chùa đã ghi như thế!
Cây xanh của phố

Cây xanh của phố

ANTD.VN - Vùng đất nào cũng có loài cây đặc trưng cho xứ sở của mình. Nói đến bạch dương người ta không thể không nghĩ đến nước Nga xinh đẹp. Nhắc đến liễu thì quên sao được đô thị cổ Lệ Giang (Trung Quốc) thơ mộng với hàng liễu rủ bên suối và những cây cầu nhỏ bắc qua. Campuchia thì thốt nốt hẳn phải là biểu tượng...
Nhẩn nha cây cảnh bán rong

Nhẩn nha cây cảnh bán rong

ANTD.VN - Không khó để bắt gặp họ bởi cứ ra đường, ra ngõ là gặp. Họ có thể là đàn ông, cũng có thể là đàn bà, với chiếc xe máy cũ kỹ gia cố thêm giá sắt phía sau, bên trên là những chậu hoa, cây cảnh, tôi gọi họ là nhưng người bán cây rong…
Sắn và những biến tấu của ngày đông

Sắn và những biến tấu của ngày đông

ANTD.VN - Sắn là loại cây ngắn ngày, được trồng phổ biến ở nước ta từ miền núi, trung du, đến khắp các tỉnh đồng bằng. Loại cây này cũng được cung cấp số lượng lớn để phục vụ trong chăn nuôi. Thế nhưng, sắn cũng có thể chế biến thành nhiều món và món nào cũng ngon.
Vui vui bốt Hàng Đậu

Vui vui bốt Hàng Đậu

ANTD.VN - Đã một tuần nay, cứ vào 17h30 là các ô cửa sổ tầng 2 và 3 của bốt Hàng Đậu lại thấy sáng đèn. Sự thay đổi này không khiến cánh ông già bà cả, những người chiều nào cũng ra vườn hoa Hàng Đậu tập thể dục, không khỏi ngạc nhiên. Ban đầu chưa mấy ai để ý nhưng 1 ngày, rồi 2, rồi 3 ngày, thấy chiều nào cũng vậy nên các cụ bắt đầu để ý…
Vật tư ảnh một thời khốn khó

Vật tư ảnh một thời khốn khó

ANTD.VN - Sau năm 1975, hai miền Nam - Bắc bắt đầu được thông thương hàng hóa, trong đó có lĩnh vực vật tư ngành ảnh. Thành phố Hồ Chí Minh những năm 1980 rất khan hiếm vật tư ảnh. Trước đó, các tiệm ảnh ở miền Nam vốn có nguồn cung cấp từ các công ty nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Tây Đức… đặc biệt là phim, giấy ảnh, thuốc tráng của các hãng Nhật Bản như Kodak, Fujifilm, Affa thì được ưa chuộng bậc nhất. Khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, giới nhiếp ảnh lao đao về nguồn nguyên liệu. Trước nhu cầu khan hiếm về nguồn hàng lúc bấy giờ thì Hà Nội cứu cánh.
Chuyện vặt ở phòng tập ngoài trời

Chuyện vặt ở phòng tập ngoài trời

ANTD.VN - Vừa thấy bóng tôi đi tới, đang tập đạp xe, bà Mai vội ngưng lại. Tôi hỏi: “Bác tập xong rồi à?”. Bà Mai trả lời: “Tôi trả máy tập cho ông”. Tôi xua tay: “Bác cứ tập đi. Hơn nữa, máy tập đâu phải là của tôi mà bác nói trả. Của chung mọi người đấy chứ”. Bà Mai đã bước xuống hè: “Nói vui thế thôi, tôi tập xong rồi. Định nán thêm ít phút nhưng thấy ông tới thì để ông khỏi phải đợi”...
Thú uống trà của người Hà Nội

Thú uống trà của người Hà Nội

ANTD.VN - Để nói về sự sành trà, về lối uống trà của người Hà Nội thì không thể không nhắc đến một người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Kinh kỳ, đó là cố nhà văn Nguyễn Tuân. Ông là bậc thầy về trà và cũng rất kỹ trong khâu chọn dụng cụ pha trà. Phải là ấm tách loại gốm cổ, nước pha trà không dùng nước máy vì có mùi clo làm hỏng hương trà mà nhất thiết phải là nước mưa ngọt lịm. Còn người thưởng trà cùng cũng phải là những người bạn tâm đầu ý hợp, phần nhiều là cánh văn nghệ sĩ.
Xem múa Bài Bông ở làng Phú Nhiêu

Xem múa Bài Bông ở làng Phú Nhiêu

ANTD.VN - Tôi thực sự bất ngờ khi được chứng kiến buổi biểu diễn múa Bài Bông, bởi điệu múa này dứt khoát phải là những cô gái trinh trắng và là con của làng. Một màn múa Bài Bông được chia thành 2 đội, mỗi đội 4 cô, do vậy màn múa thường do 8 cô thể hiện. Tùy tính chất và yêu cầu của hội làng mà số người múa có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba hoặc gấp bốn. Sân khấu cho buổi biểu diễn là khoảng sân trước đình làng Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Ký ức ngày trở về

Ký ức ngày trở về

ANTD.VN - “Bạn tôi ra phố mua thuốc lá/ Tám năm sau mới trở về nhà” - tôi biết đến câu thơ ấy chắc cũng mấy chục năm rồi. Ban đầu tôi nghĩ đó là cách nói ví von, nói cho thơ thế thôi chứ đâu có chuyện ra phố mua điếu thuốc mà đi tới tận 8 năm trời...
Chùa làng tôi

Chùa làng tôi

ANTD.VN - Hôm nay, người dân làng Cầu, tức người dân mấy tổ dân phố ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên, rủ nhau lên chùa ăn giỗ. Nhác thấy vẻ ngạc nhiên của tôi, một cụ tên Dung vội giải thích: “Hôm nay là 17-8 Âm lịch, nhà chùa làm giỗ cụ Chùa thứ hai. Cụ Chùa thứ nhất chúng tôi đã làm giỗ hôm 11 tháng Giêng rồi. Chúng tôi lên chùa góp nhau làm cỗ giỗ cụ”.
Rẽ vào Hàng Mã mà chơi

Rẽ vào Hàng Mã mà chơi

ANTD.VN - Chưa tới Trung thu nhưng phố Hàng Mã đã như hội trăng rằm. Mà thực ra, con phố cổ này quanh năm luôn náo nhiệt, tất bật kẻ xem người mua và đã trở thành điểm check-in của nam thanh nữ tú.
Ký ức đoàn văn công sơ tán xa Hà Nội

Ký ức đoàn văn công sơ tán xa Hà Nội

ANTD.VN - Hà Nội năm 1972 không khí chiến tranh bao trùm. Các khu phố, nhà máy, xí nghiệp khẩn trương đào hầm trú ẩn, những nơi công cộng, vỉa hè đều có hầm cá nhân tránh bom. Thành phố hô hào người dân đi sơ tán triệt để, các trường học, cơ quan khẩn trương di rời ra khỏi Hà Nội trong đó có cả ngành văn hóa nghệ thuật. Khu văn công Mai Dịch ngày ấy là tập trung đông nhất các đoàn nghệ thuật như: Ca múa nhạc Trung ương, Nhà hát Giao hưởng Việt Nam, Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị, các đoàn kịch, cải lương, chèo, xiếc…
Thị thơm phố thị

Thị thơm phố thị

ANTD.VN - “Thị ơi, thị rụng bị bà/Bà về bà ngửi chứ bà không ăn” - trong tâm thức mọi người hẳn ai cũng nhớ câu thơ từ truyện cổ tích Tấm Cám ấy. Hiểu một cách đơn giản, câu nói hàm chứa sự thương yêu một mùi hương hoa trái, mùi hương của sự thảo thơm khiến không ai nỡ ăn và chỉ muốn giữ cho riêng mình.
Về làng “may mặc đệ nhất Hà thành”

Về làng “may mặc đệ nhất Hà thành”

ANTD.VN - Còn nhớ quãng mươi, mười lăm năm trước, một ngày đầu hè, anh Minh Sang - phóng viên truyền hình, người rủ rê tôi trong chuyến đi này tỏ ra thông thạo nói: “Vào tới xã rồi ông mới thấy cái hay của làng”…
Một người yêu làng mình

Một người yêu làng mình

ANTD.VN - Tôi dám cược rằng, cứ 10 bài viết thì có tới 9,5 bài là ông viết về làng mình. Mà đâu chỉ có 10 bài, phải vài chục tới trăm bài cũng chỉ một đề tài: Làng tôi. Lạ thế! Quanh quẩn với làng chắc cả đời vẫn chưa trả hết tình, chưa trả xong hết nghĩa. Người ấy là nhà văn Hà Nguyên Huyến. Làng ấy là làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội.