Tiêu dùng điện máy, công nghệ: Hãy mua sự an tâm!

ANTĐ -Sau những vụ việc có dính líu tới các vấn đề hàng giả hàng nhái hay mánh khóe lừa đảo thông qua các chương trình khuyến mại, tiếp thị, người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn trong việc mua sắm và yếu tố thương hiệu được quan tâm hơn bao giờ hết.

Săn hàng “khuyến mãi”

Theo một số nghiên cứu, người tiêu dùng Việt có xu hướng mua sắm chạy theo các chương trình khuyến mãi và tỷ lệ này rất cao so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, có tới 87% người tiêu dùng Việt thường xuyên mua hàng khuyến mãi (mức trung bình của khu vực là 68%); 56% người tiêu dùng Việt tích cực săn hàng khuyến mại khi mua sắm (mức trung bình của khu vực là 38%).

Không bỏ qua tâm lý mua sắm này, các hãng bán lẻ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá để “lôi kéo” khách hàng, tranh giành thị phần.

Giá “giảm” chất lượng cũng giảm

Thông thường, mặt hàng thời trang hay giảm giá nhiều nhất vì tính chất và chu kỳ thay đổi mốt mới ngày càng ngắn và sự cạnh tranh khốc liệt của các nhãn hiệu. Nhưng rồi, chẳng cứ thời trang, hàng tiêu dùng, sản phẩm trang trí nội thất, điện máy cũng đang lao vào các cuộc đua giảm giá với mức khá “sốc”. Từ các doanh nghiệp lớn tới các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ cũng liên tục đua nhau tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu tiêu dùng.

Rõ ràng, giá rẻ luôn là ưu tiên của nhiều người trong việc lựa chọn thời điểm và sản phẩm  mua hàng mà bỏ qua các sự cân nhắc khác như dịch vụ, thương hiệu của sản phẩm, nhà phân phối hay các giá trị gia tăng khác. Tuy nhiên, lợi dụng tâm lý “ham rẻ” này, nhiều cửa hàng kinh doanh đã sử dụng nhiều chiêu trò khiến cho cho người tiêu dùng đôi khi rơi vào tình huống “dở khóc dở cười”.

“Một cô bạn phấn khởi khoe với tôi vừa mua được chiếc máy giặt với giá hời, lại được thêm tặng phẩm, còn suýt xoa may mắn mới mua được không thì đã hết hàng. Trong khi đó, gia đình tôi cũng mới mua chiếc máy giặt đó 3 tháng trước, tuy không có khuyến mãi nhưng giá không cao hơn mức giá cô bạn đã mua”, chị Bùi Thúy Hằng (quận 3) nói.

Tình huống trên chỉ là sự “lập lờ” về giá để “quyến rũ” khách hàng. Thực tế, nhiều người tiêu dùng sau đợt săn hàng giá “hời” về mới phát hiện ra là mình mua phải hàng “rởm” “đội lốt” khuyến mại. Đặc biệt, khi xảy ra các vấn đề về lỗi, hỏng hay sự cố kỹ thuật, họ không được bảo hành và phục vụ chu đáo như đã được hứa trước đó.

Dù mua sản phẩm nào, hãy mua lấy sự an tâm

Trước những tiêu cực trên, văn hóa và hành vi mua sắm của nhiều người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi. Đặc biệt là đối với các mặt hàng công nghệ, điện máy, yếu tố bảo hành sau mua đóng góp đến hơn 50% giá trị một món hàng. Do đó, việc “gửi trọn niềm tin” cho một đơn vị là những  tiêu chí quan trọng để không rơi vào những tình huống “éo le” kể trên.

Để lựa chọn hãng bán lẻ điện máy uy tín, ngoài việc xem xét đến uy tín thương hiệu, quy mô thị trường, sự bài bản trong cách thức vận hành và hoạt động, điều quan trọng hơn cả chính là thái độ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp đó. Thái độ bán hàng và chất lượng phục vụ trước nay thường bị coi nhẹ nay trở nên đáng lưu ý bởi vì không ai muốn “tiền mất tật mang” lại không dưng mua những bực mình trong khi khách hàng vốn được xem là thượng đế. 
Nói đến thái độ và chất lượng phục vụ trong ngành bán lẻ điện máy, doanh nghiệp hiện đang làm rất tốt điều này và được khách hàng “truyền miệng” nhiều phải kể đến Thế Giới Di Động.

Người tiêu dùng cần nắm bắt kỹ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng

Trải nghiệm sản phẩm trước khi “xuống tiền”

Người tiêu dùng khá thận trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng đối với các sản phẩm có giá trị lớn để sử dụng trong nhiều năm. Một số người còn mơ hồ trong việc xác định rõ nhu cầu thực sự của mình cho các món hàng có giá trị cao đó. Bởi vậy, khi mua phải các sản phẩm kém chất lượng họ không khỏi hoang mang và rơi vào tình huống “khó xử”. Bỏ đi thì lãng phí mà sử dụng thì càng thêm phiền toái. Vì vậy, lời khuyên của các “chuyên gia” mua sắm là hãy nghiên cứu, tìm hiểu và trải nghiệm kỹ lưỡng sản phẩm trước khi lựa chọn, đặc biệt cần làm rõ nhu cầu của bản thân để được nhân viên  bán hàng tư vấn sản phẩm phù hợp  nhất.

Một số hãng bán lẻ dường như rất đồng cảm với nỗi khổ tâm này của người tiêu dùng nên đầu tư nguyên cả một khu vực trải nghiệm sản phẩm. Điển hình như tại Thế Giới Di Động, khách hàng thường được tư vấn khá kỹ về sản phẩm cũng như được thuyết trình hay tự do trải nghiệm các dịch vụ để tìm ra món hàng ưng ý nhất. Tại đây, mỗi một nhân viên đều được trang bị các công cụ bán hàng phụ trợ công nghệ mới như máy tính bảng để có thể dễ dàng truy cập cơ sở dữ liệu và tư vấn cho khách hàng kịp thời và chính xác nhất.

Thế Giới Di Động cũng là một trong số ít các doanh nghiệp, nếu như không muốn nói là duy nhất quán triệt triết lý “Bán Sự Tận Tâm”. Thay vì tập trung vào bán sản phẩm có giá cao nhất hay thúc đẩy doanh số bán hàng như thông lệ, doanh nghiệp này đề cao sự thỏa mãn và hài lòng tối đa của khách hàng. Điều này không phải là lý thuyết suông mà được “hiện thực hóa” bằng những chính sách và chế độ khen thưởng cho nhân viên  dựa trên “chỉ số” hài lòng của khách hàng thay vì dựa trên doanh số bán hàng hàng tháng.

Một trong những đặc quyền khác mà nhà bán lẻ này dành cho khách hàng là chính sách đổi – trả sản phẩm trong vòng 14 ngày mà chắc hẳn sẽ tạo ra sự an tâm tuyệt đối cho bất cứ người tiêu dùng khó tính nào. Doanh nghiệp này cũng đang không ngừng phủ sóng toàn quốc và hiện nay đang sở hữu hơn 500 cửa hàng Thế Giới Di Động và hơn 50 siêu thị Điện máy Xanh, sẽ giúp cho người tiêu dùng cả nước dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ bán lẻ khác biệt, vượt trội.

Vừa qua, công ty này lại liên tiếp lần thứ 6 lọt Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương do tạp chí Retail Asia bình chọn. Đặc biệt, với việc tăng 135 bậc so với năm ngoái và chính thức soán ngôi vương nhà bán lẻ công nghệ số một tại Việt Nam, người tiêu dùng có thể tự tin mua sắm các hàng điện tử, điện máy tại nhà phân phối với vị thế đã được khẳng định.