Việt Nam - Con hổ trẻ châu Á 

(ANTĐ) - Chia tay với Tướng Giáp và phu nhân, chúng tôi suy ngẫm mãi về niềm tự hào và sự vui mừng mà người lính già cảm nhận được trước những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được từ khi im tiếng súng.

Thư của Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Thabo Mbeki

Việt Nam - Con hổ trẻ châu Á 

(ANTĐ) - Chia tay với Tướng Giáp và phu nhân, chúng tôi suy ngẫm mãi về niềm tự hào và sự vui mừng mà người lính già cảm nhận được trước những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được từ khi im tiếng súng.

>>>Ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm Việt Nam

Tổng thống Thabo Mbeki và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Tổng thống Thabo Mbeki và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Phản ánh vấn đề này trong cuốn sách “Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc”, năm 1976,  hai giáo sư Lê Hữu Tầng và Lưu Hàm Nhạc đã viết: 

“Việt Nam có một nền kinh tế thuần nông chiếm tới 80% dân số,  trong đó 70% người lao động sống chủ yếu bằng các sản phẩm nông nghiệp ở khu vực nông thôn... Sự yếu kém của nền kinh tế được thể hiện chủ yếu qua tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người… Nền kinh tế đã không sản xuất đủ lương thực nuôi sống người dân... Tình trạng kém phát triển và sự trì trệ của nền kinh tế đã tất yếu dẫn đến sự yếu kém của kinh tế ngoại thương và thâm hụt cán cân thương mại liên miên”.

“Sự yếu kém của nền kinh tế được thể hiện ở mặt bằng của xã hội. Đó là tình trạng khan hiếm hàng hóa tiêu dùng: lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày, phương tiện giao thông, các thiết bị chăm sóc y tế, thiết bị trường học… Mức độ lạm phát gia tăng làm giảm giá trị đồng lương thực tế. Hơn nữa, sự tàn phá của chiến tranh đã làm cho việc khôi phục các điều kiện sống và các hoạt động kinh tế khó khăn hơn và mất nhiêu thời gian hơn”.

Tướng Giáp đã giảng giải cho Robert McNamara về “lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán Việt Nam, về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam nói chung, và những người lãnh đạo Việt Nam nói riêng”. Trải qua nhiều thế kỷ, tất cả những cái đó đã giúp cho dân tộc Việt Nam tạo nên sức mạnh, một quyết tâm sắt đá, tích lũy nhiều kinh nghiệm và giành nhiều thắng lợi trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, và các thế lực thù địch khác. 

Các thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được từ năm 1976 một lần nữa đã nêu bật những nhân tố cơ bản được tướng Giáp  nhắc đến trong cuộc trò chuyện với Robert McNamara.

Trong bài viết của Keith Badsher trên tờ New York Time, số ra ngày 25-10-2006 có đoạn: “Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng đứng thứ hai ở châu Á với tốc độ phát triển 8,4% năm 2005, chỉ đứng sau Trung Quốc. Tốc độ xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ thậm chí còn tăng nhanh hơn Trung Quốc… Tính đến cuối năm ngoái, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vượt cả Thái Lan, Malaysia, Đài Bắc - Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí cả Ấn Độ - một đối thủ sát nút.

Tổng thống Thabo Mbeki tại Văn Miếu
Tổng thống Thabo Mbeki tại Văn Miếu

“Như con hổ trẻ của nền kinh tế châu Á, Việt Nam ngày nay sản xuất và sử dụng nhiều xi măng hơn cả Pháp, nước thực dân cai trị trước đây. Chỉ số thị trường chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng gần gấp đôi giá trị so với năm ngoái. Việt Nam đang trở thành chủ đề bàn thảo của các ngân hàng đầu tư và các nhà đầu tư ở châu Á…”.

“Ở Việt Nam, tốc độ phát triển đạt được gần hai con số đã dẫn đến tình trạng  thiếu lao động có tay nghề giống như  ở Trung Quốc và Ấn  Độ…Đường sá và hệ thống cảng ở đất nước này đã chật cứng những xe cộ và tàu bè. Tình trạng ùn tắc giao thông tệ hơn ở Trung Quốc, nhưng chưa đến nỗi tệ như ở Ấn Độ…”.

“Việt Nam đã giảm tỷ lệ người nghèo có thu nhập thấp dưới 1 đô la một ngày còn 8% so với 51% năm 1990, một thành tích lớn hơn cả Trung Quốc hoặc Ấn Độ”.

Tạp chí Economist số ra ngày 3-8-2006 đã viết: “Tuổi thọ trung bình của người dân tăng và tỷ lệ trẻ em tử vong giảm hẳn từ những năm 1990. Việt Nam làm công tác này tốt hơn hẳn Thái Lan và các nước giàu hơn khác. Gần 3/4 trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi trung học cơ sở được đến lớp, tăng hơn 1/3 so với năm 1990. Một lần nữa, Việt Nam lại vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia”.

Một bản báo cáo khác nêu rõ: “Đầu tư tiếp tục tăng trưởng từ 38,4% GDP năm 2004 lên 38,9% năm 2005… Những năm gần đây, khu vực đầu tư tư nhân phát triển nhanh chóng. Năm 2005 đã có 40,000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tăng 9% số doanh nghiệp và tăng 45% số vốn đăng ký. Vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,2 tỷ USD năm 2004 lên tới  6,3 tỷ USD năm 2005. Ngân sách chi tiêu bao gồm cả các khoản vay nợ của các liên doanh trong nước chiếm khoảng 3,3 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước”.   

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 260.000 doanh nghiệp tư nhân. Các biện pháp đang được bàn thảo để có thể đạt được con số 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010. Trên cơ sở đó, báo cáo của Việt Nam nêu rõ rằng “sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là khu vực chế xuất, bán lẻ và công nghiệp dịch vụ mỗi năm đã tạo ra hơn 90% công ăn việc làm cho người lao động”.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì “khoảng 4,37 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) được đổ vào nền kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu của năm nay… Hơn 3,7 tỷ USD được đầu tư cho 372 dự án mới, trong khi 577 triệu USD được sử dụng vào nguồn vốn đầu tư bổ sung cho các dự án đã được cấp phép hoặc đang hoạt động. Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và số giấy phép cấp mới tăng 32%”.

Năm 1960 Joe Matthews đã gặp Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Việt Nam khác ở Matxcơva và thắt chặt tình đoàn kết giữa những người anh em đang chiến đấu.

Tổng thống Thabo Mbeki thăm một triển lãm nghệ thuật
Tổng thống Thabo Mbeki thăm một triển lãm nghệ thuật

Nhiều năm sau, vào năm 1978, Oliver Tambo đã dẫn đầu đoàn đại biểu ANC (Đảng Đại Hội Dân tộc Phi) sang Việt Nam để học hỏi những bài học kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân Việt Nam, vận dụng những bài học này để đẩy nhanh hơn nữa cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi giành độc lập. Chúng tôi sẽ rất vui mừng được sang thăm Việt Nam để học hỏi những gì có thể, để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng và nhằm đạt được mục tiêu là tạo nên một cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân Nam Phi.

Và như vậy, chúng ta phải chấp hành nghiêm túc chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng “Để thúc đẩy và tăng cường phát triển toàn diện tiềm năng hợp tác, nhân dân hai nước Nam Phi và Việt Nam cần phải thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác vì sự phát triển và tiến bộ”.

Để thực hiện được điều đó, chúng ta vẫn tiếp tục được truyền cảm hứng từ những lời di huấn bất diệt của Bác Hồ - Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết! - Thành công, Thành công, Đại thành công!