- Xem "cá sấu" Ka-52 Nga không kích chống khủng bố ở Syria
- Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị sản xuất đại trà xe tăng chiến đấu chủ lực Altay
- Máy bay ném bom B-21 của Mỹ đóng lâu dài ở châu Á - Thái Bình Dương?
Cụ thể, chi tiêu quốc phòng năm 2015 của thế giới đạt 1.670 tỉ USD, tăng 1% so với năm 2014. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chiến dịch không kích IS ở Syria là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự gia tăng của chi tiêu quân sự, sau đó đến hoạt động của liên quân do Ả-Rập Saudi dẫn đầu can thiệp vào nội chiến Yemen. Ngoài ra, sự mở rộng của Trung Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương và căng thẳng giữa Nga – NATO tại Đông Âu cũng là nguyên nhân làm các nước chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.

Mỹ vẫn là nước chi cho quốc phòng nhiều nhất thế giới
Mặc dù ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2015 giảm 2,4%, xuống mức 596 tỉ USD so với năm 2014 nhưng nước này vẫn đứng đầu thế giới về chi tiêu quân sự.
Tiếp theo là Trung Quốc, với chi tiêu dành cho an ninh quốc phòng năm 2015 là 215 tỷ USD. Ả-Rập Saudi đứng thứ 3 với mức chi 87,2 tỷ USD và Nga đứng thứ 4 với 66,4 tỷ USD.
Trong thời gian từ 2006 đến 2015, ngân sách quốc phòng của Mỹ giảm 4% trong khi Trung Quốc tăng 132%, Ả-Rập Saudi và Nga có mức tăng lần lượt là 97% và 91%
Iraq đã dành 13,1 tỉ USD cho quân sự trong năm 2015, tăng 500% so với năm 2006, do phải xây dựng lại lực lượng vũ trang trước sự nổi dậy của IS.
SIPRI là một cơ quan nghiên cứu độc lập, được thành lập từ năm 1966 nhằm thực hiện các nghiên cứu về kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và xung đột vũ trang. Trụ sở của SIPRI đặt tại Stockholm và một chi nhánh nằm tại Bắc Kinh.