OPCW xác nhận có dư lượng chất Sarin và Clo trong các vụ tấn công ở Ltamenah, Syria

ANTD.VN -Báo cáo từ tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) hôm 14-6 cho biết, sarin rất có thể đã được sử dụng như vũ khí hóa học ở Ltamenah, phía nam Syria, trong vụ tấn công ngày 24-3-2017. Sứ mệnh tìm kiếm thực tế (FFM) của Tổ chức này cũng kết luận, Clo rất có thể được sử dụng tấn công vào Bệnh viện Ltamenah và khu vực xung quanh vào ngày 25-3-2017.

Các kết luận trên về vụ tấn công ngày 24-3 và ngày 25-3 được dựa trên các lời chứng riêng biệt, phân tích dịch tễ học các mẫu thu tại hiện trường. Việc thu thập thông tin tài liệu, phỏng vấn các nhân chứng, cũng như phân tích các mẫu cần có thời gian dài hơn để rút ra kết luận.

Báo cáo của FFM về sự việc xảy ra tại Ltamenah đã được chia sẻ với các Quốc gia thành viên ký Công ước Vũ khí Hóa học. Bản báo cáo cũng được chuyển đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua Tổng thư ký LHQ.

Một vụ tấn công có sử dụng chất sarin

Để đối phó với những cáo buộc liên tục về tấn công vũ khí hóa học ở Syria, Nhiệm vụ tìm kiếm thực tế của OPCW (FFM) được thành lập vào năm 2014 hiện vẫn đang tiếp diễn.

Nhiệm vụ của FFM là xác định liệu vũ khí hóa học hay hóa chất độc hại đã được sử dụng ở Syria hay chưa. Nó không bao gồm xác định ai chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công bị cáo buộc. Ghi nhận thực tế là một phần của nhiệm vụ của Cơ chế điều tra chung của OPCW-UN, được thành lập bởi Hội đồng Bảo an LHQ, hiện đã hết hạn vào tháng 11-2017.

FFM trước đây đã xác nhận với “mức độ tin cậy cao” nhiều trường hợp sử dụng clo, lưu huỳnh và sarin làm vũ khí.

FFM được phép nghiên cứu thông tin có sẵn liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, bao gồm thông tin do chính phủ Syria và các nguồn khác cung cấp. FFM sử dụng các phương pháp điều tra để xác định xem vũ khí hóa học đã được sử dụng chưa thông qua phương pháp phỏng vấn các nhân chứng và lấy mẫu môi trường, y tế sinh học và bằng chứng vật lý để phân tích.

Tổ chức cấm vũ khí hóa học hoạt động theo chế độ bảo mật nghiêm ngặt, ngăn cấm các hoạt động chi phối tính khách qua, bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc điều tra, đảm bảo an ninh cho các chuyên gia kỹ thuật và xác định thông tin nào có thể được công khai.

Là cơ quan thực hiện Công ước Vũ khí Hóa học, OPCW giám sát nỗ lực toàn cầu để loại bỏ vĩnh viễn và loại bỏ một cách rõ ràng vũ khí hóa học. Kể từ khi Công ước có hiệu lực vào năm 1997 - và với 192 quốc gia thành viên - đó là hiệp ước giải trừ thành công nhất loại bỏ toàn bộ lớp vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Hơn 96% kho dự trữ vũ khí hóa học do các nước sở hữu công bố đã bị phá hủy theo xác minh OPCW. Với những nỗ lực to lớn trong việc loại bỏ vũ khí hóa học, OPCW đã nhận được Giải Nobel Hòa bình năm 2013.