Nhiều cây đã đủ để trở thành công trình "xanh"?

ANTĐ - Thời gian gần đây, người mua nhà thường nghe nhắc nhiều đến bất động sản xanh hay công trình xanh, song khái niệm thế nào là công trình “xanh” không phải ai cũng hiểu.

Nhiều cây đã đủ để trở thành công trình "xanh"? ảnh 1

Để có một công trình xanh, chủ đầu tư phải chấp nhận mất thêm khoảng 10% chi phí

Thế nào là dự án xanh?

Bất động sản xanh hay còn gọi là công trình xanh không chỉ là một công trình được trồng nhiều cây xanh, hay được sơn màu xanh mát mắt… như trước đây người ta thường nghĩ, mà xanh ở đây bao hàm ý nghĩa sinh thái và sự thân thiện với môi trường.

Từ quy trình thiết kế, xây dựng, vận hành tòa nhà đều bảo đảm hạn chế và ngăn chặn các tác hại đến môi trường tự nhiên, hướng đến việc cải thiện hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải CO2.

Hiện đã có hơn 85 quốc gia trên thế giới thành lập Hội đồng Công trình xanh (Green Building Council) nhằm thúc đẩy phát triển việc xây dựng công trình xanh. Tại Việt Nam, việc tìm ra giải pháp xây dựng các kiến trúc xanh hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc quốc gia, phù hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc thù là một bài toán khó.

Theo Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, một công trình xanh phải đạt được các tiêu chí. Thứ nhất là giảm định mức sử dụng năng lượng hay sử dụng năng lượng thay thế, sử dụng vật liệu không có chất độc hại và thân thiện môi trường, nâng cao quyền tiếp cận cho người khuyết tật cũng làm tăng tính bình đẳng xã hội trong việc thụ hưởng các tiện ích cộng đồng.

Thứ hai, tăng mật độ tiếp cận năng lượng tự nhiên: ánh nắng và gió trời, hệ thống thông gió hiệu quả… đồng nghĩa với việc các cư dân sẽ chi trả hóa đơn điện, nước ít hơn so với các công trình thông thường khoảng 20 - 50%.

Mon City - Thành phố của sự khởi đầu

Bà Trần Minh Ái, Trưởng Bộ phận Quản lý bất động sản của Savills TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Không gian xanh là tiêu chuẩn sống mà người dân tại bất kỳ đô thị lớn nào đều mong muốn hướng tới. Những công trình được áp dụng tiêu chuẩn xanh càng khắt khe, mang lại sự hài lòng cho cư dân, nâng cao chuẩn mực sống, thì giá trị gia tăng càng bền vững. Cụ thể, đó là sức khỏe, tuổi thọ, tính kinh tế và cuộc sống viên mãn bền vững cho cộng đồng”.

Những tiêu chí nêu trên cũng là điều mà HD Mon Real Estate - chủ đầu tư Dự án Mon City hướng tới ngay từ những ngày định hình ý tưởng xây dựng một khu đô thị xanh giữa trung tâm khu vực Mỹ Đình sôi động.

Nhiều cây đã đủ để trở thành công trình "xanh"? ảnh 2

Công trình xanh đảm bảo sự thân thiện với môi trường

Những tòa chung cư xây dựng hay nhà phố, biệt thự tại Mon City được đánh giá cao về tiện ích và thiết kế với nhiều ánh sáng tự nhiên cho mỗi căn hộ. Thêm vào đó, mật độ xây dựng thấp và bao phủ bởi một không gian xanh chính là những điểm cộng trong mắt khách hàng. Đây chính là lý do khiến hơn 700 trong số 896 căn hộ và hầu hết trong số 147 căn nhà phố của giai đoạn 1 dự án này đã được đặt mua.

Để Mon City trở thành dự án xanh đúng với khái niệm này, chủ đầu tư đã chấp nhận tốn kém thêm khoảng 10% chi phí đầu tư ban đầu và lựa chọn hợp tác cùng những thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước như nhà thiết kế AEDAS Hồng Kông, nhà thầu Hòa Bình.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc HD Mon Real Estate khẳng định, với mật độ xây dựng chỉ 42% trên ô đất rộng gần 7ha và sự chăm chút từng gốc cây, thảm cỏ, mặt nước, cư dân Mon City sẽ có cảm giác như đang ở trong khu vườn khổng lồ, được thư giãn, hít thở không khí trong lành, tất cả căn hộ đều tiếp xúc trực tiếp với nắng, gió, không khí tự nhiên…

Có thể nói, việc tìm kiếm những khu nhà ở mật độ xây dựng thấp, nhiều cây xanh và diện tích mặt nước để có bầu không khí thoáng mát, trong lành là nhu cầu thực của tất cả mọi người. Và Mon City là một lựa chọn đáp ứng đầy đủ những tiêu chí đó.