"Vua trà Việt Nam" và hành trình đưa công nghệ Aseptic về nước

ANTD.VN -Ông Trần Quí Thanh, người sáng lập và điều hành Tân Hiệp Phát đã đưa doanh nghiệp này đi một chặng đường dài trong cuộc cách mạng về công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới và thành quả đã tới đúng như kỳ vọng của vị doanh nhân được gọi là “vua trà” này.

Trong xu hướng tiêu dùng sạch mới đây, ông Thanh đã biến Tân Hiệp Phát thành cái đích “khó nhằn” cho các ông lớn quốc tế trong cuộc đua về chất lượng sản phẩm. Ngay cả những sự cố pháp lý gây thiệt hại không nhỏ vừa qua cũng không làm nản lòng vị doanh nhân cá tính này. Trên thực tế, ông có một kế hoạch dài hơi cho Tân Hiệp Phát. Thành công sẽ tiếp tục đến với ông chỉ là điều sớm muộn.

Với những dấu ấn của mình trong ngành giải khát, ông Trần Quí Thanh được mọi người gọi là “vua trà Việt Nam”

“Chúng tôi đang xây dựng một chiến lược phát triển tuyệt vời. Đây là thời điểm công ty tin tưởng tuyệt đối vào những gì mình đã tạo ra và những gì có thể cống hiến trong tương lai. Còn quá sớm để nói về thành công tiếp theo nhưng sự tin tưởng của người tiêu dùng là điều tuyệt vời chứng minh chúng tôi đã đi đúng hướng.” Ông Thanh chia sẻ.

Mọi kế hoạch của doanh nhân này, suy cho cùng chỉ để phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Và không cần đến tận bây giờ, khi các sản phẩm của ông đang được ưa chuộng nhất, chúng ta mới biết người thuyền trưởng này tài giỏi thế nào.

Một thập kỷ trước, khi Tân Hiệp Phát chi hàng trăm triệu đô đưa về nước công nghệ Aseptic để phát triển sản phẩm mới, không ít người hoài nghi và cho rằng ông Thanh đang cầm dao đằng lưỡi bởi rủi ro quá lớn đến từ việc không đánh giá hết quy mô, xu hướng thị trường, tâm lý tiêu dùng. Chi phí nghiên cứu, phát triển và marketing quá tốn kém, trong khi chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn khiến nguy cơ thất bại dẫn tới xóa sổ trên thị trường là hoàn toàn có thể.

Ngay khi đó, Tân Hiệp Phát hoàn toàn có thể tập trung mở rộng lãnh địa nước tăng lực bằng việc tung thêm các sản phẩm tương tự Number 1, ngành hàng mà họ đang là “ông trùm” sẽ dễ dàng thành công hơn tham vọng phát triển sản phẩm hoàn toàn mới như trà xanh đóng chai, thứ nước vốn luôn được miễn phí ở khắp các hàng quán.

Đáp lại, ông Thanh chỉ trả lời ngắn gọn: “Tân Hiệp Phát không ngại rủi ro vì sức khỏe người Việt mới là điều quan trọng nhất”. Ông khẳng định “nếu để đong đếm giữa chi phí bỏ ra và sức khỏe người Việt có lại thì cái giá trăm triệu đô cho dây chuyền Aseptic vẫn là quá rẻ”.

Quyết tâm đầu tư dây chuyền công nghệ Aseptic của ông Thanh từng làm nhiều chuyên gia giật mình và quan ngại bởi các rủi ro mà ông sẽ phải đối mặt.

Thực tế đã chứng minh tầm nhìn của vị doanh nhân vốn đầy trải nghiệm thương trường này là chính xác. Với Aseptic làm nền tảng, Tân Hiệp Phát đã tạo ra những tiền lệ chưa từng có bằng liên tiếp các cơn địa chấn trên thị trường với các sản phẩm đình đám như Trà xanh không độ, Trà thảo mộc Dr Thanh. Mở ra một ngành hàng phát triển hết sức sôi động và nhanh chóng vượt mặt thức uống có gas để dẫn đầu về doanh thu 58% (2013) lẫn thị phần 37.6% hiện nay.

Không chỉ đơn thuần là tạo nên các sản phẩm với chất lượng, hương vị vượt trội. Sự khác biệt lớn nhất mà công nghệ Aseptic mang đến cho người tiêu dùng là thức uống hoàn toàn vô trùng nhờ dây chuyền này được thiết kế với khả năng ngăn chặn tuyệt đối các vi sinh vật xâm nhập trong quá trình sản xuất, từ khâu trích ly nguyên liệu đến chiết rót, đóng nắp sản phẩm.

Một so sánh đơn giản cho thấy, ở các công nghệ phổ biến hiện nay, sản phẩm thường chỉ qua khâu tiệt trùng UHT dẫn tới việc các vi khuẩn có thể xâm nhập trong quá trình chiết rót. Do vậy chất bảo quản được sử dụng để chống lại vi khuẩn gây hại cho sản phẩm, kéo dài thời gian lưu giữ và hệ lụy nó mang lại sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với Aseptic sản phẩm không chỉ được siêu thanh trùng qua hệ thống UHT mà tại khâu chiết rót đóng nắp, đặc tính vô trùng được tăng gấp 5 lần lên mức tối đa qua các yếu tố: chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, môi trường chiết vô trùng, tạo ra sản phẩm hoàn toàn tinh khiết, không chất bảo quản, không màu công nghiệp, không chì.

Buồng chiết vô trùng Aseptic có tiêu chuẩn sạch như phòng mổ y tế. Đây là nơi hội tụ đỉnh cao của công nghệ Aseptic để tạo ra các sản phẩm vô trùng tuyệt đối.

Đến đây, có lẽ các chuyên gia năm nào hoài nghi về quyết tâm sở hữu công nghệ Aseptic của ông Thanh mới “vỡ lẽ” ra được tầm nhìn vượt trội của vị doanh nhân này. Bởi công bố mới nhất của Nielsen vào tháng 8 vừa qua cho thấy thị trường đang diễn tiến theo đúng “đón đường” của ông Thanh  khi có tới 70%  người tiêu dùng được hỏi cố tránh không sử dụng sản phẩm có chất bảo quản, tương ứng là 68% và 65% cho màu sắc và hương vị nhân tạo.

Có thể nói đặc tính vô trùng giúp các sản phẩm của Tân Hiệp Phát “mê hoặc” người tiêu dùng. Thống kê thị trường quý 2/2016 cho biết có tới 71% người được hỏi thường xuyên sử dụng các sản phẩm như Trà xanh không độ, 76% cho rằng sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên và 69% tin các loại trà này tốt cho sức khỏe. Dr Thanh độc chiếm thị trường trà thảo mộc với 65% thị phần, Trà xanh không độ dẫn đầu ngành trà đóng chai với 38,4% thị phần, mỗi năm cung cấp ra thị trường vài chục triệu két thùng, doanh thu lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Không chỉ xây chắc vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, Tân Hiệp Phát cho biết các sản phẩm của họ đang xuất khẩu sang 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như Canada, Hà Lan, Úc, Cộng Hòa Czech, Hàn Quốc, Singapore.

Với công nghệ Aseptic, các sản phẩm như Trà thảo mộc Dr Thanh đang dẫn đầu xu hướng tiêu dùng về thức uống sạch, có lợi cho sức khỏe.

Quyết tâm từ bỏ đại dương đỏ để khai phá các đại dương xanh bằng việc tạo ra sản phẩm, ngành hàng mới với sự hỗ trợ tối đa từ công nghệ Aseptic đã giúp ông chủ Tân Hiệp Phát được gọi là “vua trà Việt Nam”. Năm 2015, Tân Hiệp Phát sau khi trải qua bao sóng gió vẫn vững vàng ở vị trí thứ 2 trong ngành với 25,5% thị phần. Đóng góp vào ngân sách nhà nước mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động trực tiếp.

Trả lời báo chí trong dịp kỷ niệm 22 năm thành lập, ông Trần Quí Thanh cho biết “Có thời điểm Tân Hiệp Phát được định giá 2.1 tỉ USD và những lời mời chào hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, tôi đã từ chối bởi muốn phát triển Tân Hiệp Phát thành thương hiệu Việt tầm vóc Châu Á với doanh thu 3 tỉ USD trong vòng 10 năm tới.”

Để thực hiện mục tiêu trên, Tân Hiệp Phát tiếp tục đưa về Việt Nam các dây chuyền Aseptic mới để trang bị cho 2 nhà máy tại Chu Lai (Quảng Nam) và Hậu Giang, nâng tổng công suất của “đế chế” này lên tới 2,5 tỷ lít/năm.