- Cần thực chất khi gỡ rào cản cho doanh nghiệp tư nhân phát triển
- Kiến tạo, liêm chính, hành động vì nhân dân, không để tình trạng "trên nóng, dưới lạnh"
Cần tiếp tục giảm chi phí để hỗ trợ doanh nghiệp
Bộ KH- ĐT cho biết: "Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, chi phí kinh doanh cơ bản còn ở mức cao. Phản hồi từ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho thấy hiện nhiều lĩnh vực còn bất cập, chi phí còn cao gây khó khăn cho doanh nghiệp".
Đáng chú ý là lĩnh vực logistic. Doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí cao, thời gian vận chuyển dài. Cụ thể, Hiệp hội Logistics cho biết, việc vận chuyển 1 container 40 feet từ Lạng Sơn đến TP Hồ Chí Minh phải qua 29 trạm thu phí, với tổng phí là 4,8 triệu đồng, chưa kể các chi phí không chính thức. Chi phí về logistics hiện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam (chiếm đến khoảng 20% GDP theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới- WB)
Ở lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, chi phí rất cao trong một số ngành như y tế, nông nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, cho biết hiện nay có khoảng trên dưới 300 văn bản điều chỉnh lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, khó khăn cho doanh nghiệp để tuân thủ và khó cho cả các cán bộ kiểm tra.
Ngoài ra, một số loại phí và lệ phí quá cao, ví dụ chi phí cấp chứng chỉ nguồn gốc thuỷ sản khai thác để xuất khẩu lên tới trên 700 triệu đồng cho 1.200 chứng chỉ đối với một doanh nghiệp xuất khầu cá ngừ có quy mô vừa.
Đáng chú ý, phía doanh nghiệp cho biết xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bị chỉ định sử dụng cơ sở độc quyền cung cấp dịch vụ kiểm định. Theo đó, nếu doanh nghiệp không chịu sử dụng dịch vụ sẽ bị gây khó khăn.
Ngoài ra, mức đóng bảo hiểm xấ hội đối với nhiều ngành, đặc biệt các ngành sử dụng nhiềụ lao động; Chi phí thuê mặt bằng sản xuất, kinh doanh còn quá cao, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm 2017 là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tuy nhiên tình trạng trên vẫn tiếp diễn. Bộ KH-ĐT cho rằng, nguyên nhân khiến chi phí doanh nghiệp cao là do nhận thức của lãnh đạo một số Bộ ngành, địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết 35 chưa đầy đủ, sâu sắc, dẫn đến việc triển khai Nghị quyết chưa quyết liệt, hiệu quả. Sự phối hợp giữa một số Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương trong triển khai Nghị quyết chưa tốt.
Bên cạnh đó, quá trình ban hành và thực thi chính sách chưa lấy doanh nghiệp làm đối tựợng phục vụ, một bộ phận công chức có chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu thực tế, cứng nhắc trong vận dụng chính sach, "vô cảm" đối với các vấn đề gậy tốn chi phí và thời gian của doanh nghiệp.
Từ thực tế nêu trên, Bộ KH-ĐT cho hay, một số doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị, năm 2018 tiếp tục đặt trọng tâm vào vấn đề giảm chi phí cho doanh nghiệp để tác động của chính sách này đối với cộng đồng doanh nghiệp rõ nét hơn, phát huy được các kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai năm trong 2017.
Kể từ giữa năm 2018, tức là sau 2 năm triển khai Nghị quyết 35, KH-ĐT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét lựa chọn chủ đề cho các hoạt động tiếp theo của năm 2018 là “mở rộng thị trường cho doanh nghiệp” với định hướng cụ thể.