Chụp ảnh tự sướng khiến "đại dịch" chấy bùng phát?

ANTĐ - Tự sướng ngoài những ưu điểm nổi bật thì nhược điểm lớn nhất đó là nó đã và đang trở thành con đường cho dịch chấy bùng nổ.

Chụp ảnh tự sướng (selfie) đã và đang trở thành thói quen của giới trẻ nói riêng và mọi độ tuổi nói chung. Tự sướng thể hiện phong cách, cá tính và nói lên cái tôi của mỗi người cũng như ghi lại những khoảnh khắc kỉ niệm đẹp của cuộc đời mỗi người.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tự sướng có thể gây nguy cơ lan truyền một loại ký sinh trùng mà nghĩ đến đã thấy rủn người: Chấy.

         Việc "cụng đầu" vào nhau để chụp ảnh sẽ gia tăng nguy cơ làm lây lan chấy rận
Theo Sharon Rink - một bác sĩ  tại tiểu bang Wisconsis (Mỹ) - giới trẻ rất ưa chuộng wefie (tự sướng nhóm), trong đó rất nhiều trường hợp đã "cụng đầu" vào nhau.

"Chấy sẽ không thể lan truyền mạnh nếu họ không chia sẻ mũ hoặc những thứ tương tự", cô chia sẻ, "và chấy không thể nhảy, nên cách duy nhất giúp chúng lây lan là khi chạm đầu vào nhau để tự sướng".

Marcy Mcquilan - một chuyên gia điều hành 2 trung tâm điều trị chấy tóc tại bang California, Mỹ - nhận thấy rằng chấy xuất hiện nhiều ở giới trẻ hơn là những người già. Katie Shepherd, CEO của viện giải pháp cho chấy rận lại cho rằng: " Việc chấy rận lan truyền rộng rãi là do con người không chủ động trong công tác phòng ngừa. Hơn nữa, những sản phẩm điều trị chấy rận dường như mất dần công hiệu". 

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ước tính mỗi năm, chấy rận ảnh hưởng đến khoảng 6.000.000-12.000.000 trẻ em trong độ tuổi từ 3-11, ở Mỹ.

Theo đó, rất nhiều nghiên cứu mới đây cho biết chấy gần như đã miễn nhiễm với hầu hết các cách thức điều trị hiện hành. Các ký sinh trùng đã bị đột biến, trở nên miễn nhiễm với permethrin (hoạt chất có khả năng tiêu diệt các kí sinh trùng cũng như những loại sâu bọ có hại). 

                   Hình ảnh hàng nghìn con chấy được chải ra từ đầu của một cô bé.
Tiến sĩ Kyong Yoon ( đại học Nam Illinois, Hoa Kỳ) cho biết: " Có đến 104 trong số 109 mẫu chấy được xét nghiệm cho thấy rằng bộ gene đã được đột biến mạnh mẽ, có khả năng lớn sẽ gây ra miễn nhiễm với chất pyrethroids". Ông cho biết thêm, một số trường hợp đột biến chấy rận đã xuất hiện từ những năm 1990, liên quan đến thụ thể KDR (Kinase insert domain receptor), khiến cho chấy rận trở nên khó diệt trừ hơn cũng như việc làm dụng hóa chất cũng góp phần gây ra những tại hại trên.