Ngọt - ngon măng sặt Yên Bái

Ngọt - ngon măng sặt Yên Bái

ANTĐ - Từ Hà Nội đến Yên Bái giờ không còn xa nữa. Vài năm trước đây, phải đi qua cầu Trung Hà qua Phú Thọ phía huyện Đoan Hùng rồi mới tới được Yên Bái cũng phải mất đến cả nửa ngày. Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai qua cầu Nhật Tân kéo Yên Bái lại gần chỉ có hơn 2 tiếng đồng hồ chạy ô tô. Quãng đường chưa đủ xa và cũng chẳng gần đó cứ văng vẳng câu thơ của hướng dẫn viên du lịch “Nắng rát Lào Cai - Mưa dai Yên Bái” để nói về vùng đất miền núi. Những cơn mưa sau Tết Nguyên đán dai dẳng đến mức não nề, buồn chán hóa ra cũng có tác dụng. Khi mưa vừa dứt, nắng chỉ khẽ bừng lên thì Yên Bái đón chào một mùa măng non mà nổi tiếng nhất là măng sặt.

Mùa rau rừng xứ Lạng

Mùa rau rừng xứ Lạng

ANTĐ - Tháng ba đã qua nhưng vẫn còn sót lại  sắc đỏ của hoa gạo  vương trên những cành cây vươn cao. Vừa đi vừa nhớ đến câu ca dao “Tay cầm bầu rượu nắm nem” mà nghĩ đến rượu Mẫu Sơn nổi tiếng nhâm nhi với nem xứ Lạng. Nhưng thứ mà chúng tôi mong chờ lại là ngọn sau sau chấm mẻ om thịt hộp. Và kết quả là lại được thưởng thức vịt quay với rau rừng. 
Đi qua mùa hoa gạo

Đi qua mùa hoa gạo

ANTĐ - Tháng ba, mùa hoa gạo, “cháy” đỏ rực trời như một lời tiễn biệt, mùa xuân sắp qua đi, mùa hè đỏ nắng đang đến gần mang theo những nỗi niềm tiếc nuối. Những bóng hoa gạo đơn côi với màu hoa rực đỏ đã từng để lại biết bao cảm xúc, bởi vậy mà có nhà thơ khi xa mùa hoa gạo đã viết: “Em ở đây không có mùa hoa gạo / Đỏ rực trời đốt cháy tháng ba / Cho lòng ai thổn thức lúc chia xa / Quay quắt bước mà hồn còn một nửa..”.

Đến Lâm Hà xem “voi tắm thác”

Đến Lâm Hà xem “voi tắm thác”

ANTĐ -  Đến Lâm Đồng, thăm Đà Lạt, bên cạnh những rừng thông ngút ngàn xanh, những sớm mai bồng bềnh sương khói, những chiều lãng đãng với hoa, không ai lại bỏ lỡ cơ hội đi thăm những con thác đẹp nhất, lắng nghe trong tiếng thác những câu chuyện huyền thoại về tình yêu đôi lứa ở nơi mà tình yêu luôn gắn liền với tên gọi của một vùng đất, Đà Lạt thành phố tình yêu.

Dừa sáp Trà Vinh

Dừa sáp Trà Vinh

ANTĐ - Trà Vinh - một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ở tận cuối cùng của hai dòng Tiền giang và Hậu giang. Từ máy bay nhìn xuống Trà Vinh như một cù lao khổng lồ mắc kẹt giữa hai dòng sông này. Trà Vinh cho người ta cảm nhận về một thành phố nhỏ xinh với những hàng cây cao xanh ngắt. Dừng chân bất cứ quán cóc hay quán giải khát nào du khách cũng được mời thưởng thức đặc sản của vùng đất này: dừa sáp.

Hạ Long miền Tây Bắc

Hạ Long miền Tây Bắc

ANTĐ - Từ thành phố Điện Biên đi Mường Lay chừng 50km theo quốc lộ 12 qua ngã ba Mường Chà rồi đi tiếp qua đèo Cò Chạy, đèo Ma Thì Hồ tới ngã ba giao lộ giữa quốc lộ 12 và tỉnh lộ 127 chính là trung tâm của thị xã Mường Lay. Mường Lay ngày nay từng được biết đến với tên gọi thị xã Lai Châu, bởi trước năm 2005, đây chính là thị xã thủ phủ của tỉnh Lai Châu. Sau tách tỉnh vào năm 2005, thị xã Lai Châu được đổi tên thành thị xã Mường Lay, huyện Mường Lay còn huyện Mường Lay cũ được đổi tên thành huyện Mường Chà.

Ngược nguồn dòng xanh sông Hồng

Ngược nguồn dòng xanh sông Hồng

ANTĐ - Hồng Hà hay Nhị Hà, dòng sông huyền thoại  còn có tên gọi khác là sông Hồng. Sở dĩ có tên gọi là sông Hồng là bởi dòng nước mang nặng  một khối phù sa. Thế nhưng, ở phía đầu nguồn, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, dòng sông lại mang một sắc màu hoàn toàn khác.

“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

ANTĐ - Có lẽ, địa danh Mường Lát nổi tiếng từ một câu thơ trong bài “Tây Tiến”  của Quang Dũng. Mường Lát vốn thuộc tỉnh Thanh Hóa, nhưng lại nằm trong vùng Tây Bắc. Sau gần 1 ngày với đủ bụi đường, khúc cua tay áo, lên dốc, qua ngầm, vượt suối, chúng tôi đã đến với nơi này. Đêm Mường Lát nhiệt độ khác hẳn ban ngày khi sương núi giăng xuống và lần đầu tiên trong đời, tôi được hiểu đến tận cùng câu thơ của thi sĩ xứ Đoài: “Hoa về trong đêm hơi”.

Tháng ba nhớ mùa hoa ban...

Tháng ba nhớ mùa hoa ban...

ANTĐ - Tháng ba, ngồi trong không gian sụt sùi ẩm thấp với gió nồm và mưa bụi, những bước chân du phượt lại bồn chồn nhớ về một mùa hoa ban rực rỡ tinh khôi, mùa kết duyên của những chàng trai, cô gái Thái, mùa Tây Bắc rộn rã tiếng khèn bè gọi bạn, mùa lễ hội Hoa ban.

Mùa xuân vãn cảnh Côn Sơn

Mùa xuân vãn cảnh Côn Sơn

ANTĐ - Từ Hà Nội theo đường 1 rồi rẽ hướng Phả Lại, đến Sao Đỏ rẽ trái chỉ đi thêm vài kilomet nữa là đến  Côn Sơn.  Quần thể di tích này có địa thế vô cùng đẹp và kỳ bí khi mang trong mình cả 4 ngọn núi theo hình dáng tứ linh: núi Phượng Hoàng, núi Lân, núi Long và núi Quy. 

Mênh mang Phù Vân Yên Tử

Mênh mang Phù Vân Yên Tử

ANTĐ - Dân du lịch bụi  phân biệt rõ Đông Yên Tử và Tây Yên Tử. Cùng chung một dãy núi vùng đông thổ nhưng Đông Yên Tử là Yên Tử có chùa Hoa Yên lưng chừng núi, có chùa Đồng trên đỉnh núi và có hệ thống cáp treo hỗ trợ du khách leo núi một cách an nhàn. Còn Tây Yên Tử  ở phía bên kia đỉnh núi nơi có chùa Hồ Thiên, am Ngọa Vân và bắt buộc phải leo bộ mới lên tới nơi. Nhưng ít người biết đến Tây Yên Tử nên chỉ gọi Đông Yên Tử đơn giản là Yên Tử mà thôi.

Độc đáo chợ phiên Mốc 9

Độc đáo chợ phiên Mốc 9

ANTĐ - Chợ Mốc 9 hay còn gọi là chợ mốc 358 Bạch Đích thực chất là chợ cửa khẩu nhưng lại họp theo phiên, giống như nếp sinh hoạt của cư dân vùng cao Tây Bắc. Nếu không đúng phiên, cửa khẩu dù vẫn hoạt động bình thường nhưng khu chợ vắng bóng kẻ mua, người bán.

Khám phá bí quyết độc quyền của xưởng chế tác trầm hương sạch ở Hà Nội

Khám phá bí quyết độc quyền của xưởng chế tác trầm hương sạch ở Hà Nội

ANTD.VN - Đoàn công tác Hội Nhà báo thành phố Hà Nội vừa có một chuyến thực tế thú vị tại một cơ sở sản xuất trầm hương sạch tại Hà Nội. Toàn bộ các sản phẩm trầm hương sản xuất tại đây được nuôi trồng bằng công nghệ sinh học. Đây là một trong những phương pháp vẫn chưa được công bố rộng rãi và vẫn là bí quyết độc quyền của những người làm nghề và các nhà nghiên cứu.
Đua thuyền độc mộc trên Ba Bể

Đua thuyền độc mộc trên Ba Bể

ANTĐ - Nếu ở đồng bằng Bắc bộ có lễ hội Tịch Điền, ở ven biển miền Trung có Lễ hội Cầu ngư, người Thái Tây Bắc có Lễ hội Cầu An, người Mường có Hội Khai Hạ… thì cộng đồng người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ… vùng cao biên giới phía Bắc có Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng). Đây là lễ hội lớn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cũng vừa là ngày hội để bắt đầu một năm mới lao động, sản xuất của cư dân nông nghiệp. 

Về miền Tây ăn bún

Về miền Tây ăn bún

ANTĐ - Từ Nam ra Bắc, vùng nào cũng có những món ăn với bún. Hà Nội có bún chả, bún thang nức tiếng; miền Trung có bún bò giò heo Huế, bún mực, bún tôm; miền Nam thì có bún bò Nam bộ. Nhưng nếu đã đến miền Tây Nam bộ, nơi sông nước mênh mông, bạn sẽ lại bị cuốn hút bởi những món bún mà chỉ nghe tên đã thấy lạ và hấp dẫn: Bún ca dao Cần Thơ, bún cá linh bông điên điển và bún nước lèo Cà Mau.

Xuân ngập sắc màu ở Lóng Luông

Xuân ngập sắc màu ở Lóng Luông

ANTĐ - Năm nào cũng vậy, Tết đến, xuân về khắp các vạt rừng núi Tây Bắc lại sáng bừng sắc hoa. Dù trước Tết những cây đào rừng to nhất, đẹp nhất bị chặt mang về xuôi phục vụ thú chơi hoa của người thành phố thì núi rừng vẫn cứ thắm đỏ. Trên suốt dọc Quốc lộ 6, Lóng Luông luôn được xem như thiên đường của màu sắc mỗi khi trời đất vào xuân.

Lên núi xem Hội chọi dê

Lên núi xem Hội chọi dê

ANTĐ - Không giống như những nơi khác ở vùng cao phía Bắc, những lễ hội của đồng bào vùng cao Hà Giang luôn mang những nét riêng hấp dẫn. Một trong những nét đặc sắc ấy chính là phần “Hội chọi dê”, nơi con dê không đơn thuần là loài gia súc mà còn là vật nuôi mang lại ấm no cho đồng bào ở nơi “đá nhiều, ruộng ít”. 

Lên đỉnh rừng Bidoup

Lên đỉnh rừng Bidoup

ANTĐ - Theo tuyến đường Quốc lộ 723 hướng Đà Lạt - Nha Trang chừng 50 cây số, thả hồn trong tiếng thông reo rì rào giữa một cung đường xanh uốn lượn, qua đèo 723 với hai bên sườn đất đỏ bazan là đến cửa Vườn Quốc gia Bidoup tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương. Đây là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên và sinh quyển lớn nhất Việt Nam, đang chờ phê duyệt của   UNESCO để trở thành khu bảo tồn sinh quyển thiên nhiên thế giới.